>> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Đồng quê thơ ấu - Song Ninh |
30/05/2017
Trẻ con sau những giờ lên lớp, được mẹ giao cho nhiệm vụ cao cả trên cánh đồng làng. Ngày ấy nhà nào nhà nấy cũng nuôi vài ba con trâu đen trùng trục, lũ trẻ con trong xóm tụ tập nhau lại, kết nên bè bạn nhờ những buổi chiều giang nắng cưỡi lưng trâu. Công việc coi bộ khó nhọc của đám con nít ngày xưa bởi vậy mà vui không kể xiết. Cả đám xúm xít bên nhau nghịch đủ thứ trò quậy phá. Thả diều, tát cá, mò cua... Để đến khi phát hiện ra trâu gặm lúa, cả đám lại vội vàng kéo trâu đi chăn nơi khác nhằm đánh lạc hướng cho chủ ruộng khỏi biết rồi rầy la, mách lẻo. Nhưng rồi chẳng biết tại sao, khi xế chiều vừa dắt trâu về đến cổng, đã thấy mẹ để sẵn cây roi mây ngay bậc thềm nhà. Thế mà chẳng đứa nào chừa, vẫn chứng nào tật nấy...
Đi trong lòng phố - Nguyễn Văn Công |
30/05/2017
Giờ, mỗi lần về quê tìm đàn trâu nối đuôi nhau ra đồng sao mà khó, thằng bé chăn trâu giờ cũng trú mình trong hình hài khác. Có lẽ trâu trên phố còn đông hơn ở quê, và còn được xếp hàng, đánh số cẩn thận, hết đàn này lại kế đàn tiếp, cứ khẽ đạp lên kỷ niệm thuở ban sơ….
CHÒI RUỘNG VÀ KHO BÁU CỦA MẸ - Nguyên Hạ |
30/05/2017
Gọi là chòi vì đó chỉ là những túp lều đơn sơ, thường được lợp bằng tranh, rơm hoặc lá dừa hay lá mía. Cột chòi là những gốc tre gai, đủ cho vài người trong gia đình ở tạm lúc cày bừa hoặc thu hoạch lúa. Ngày xưa thường cày ruộng bằng trâu, công cấy lúa bằng tay chứ không sạ như bây giờ. Thu hoạch thì có công cắt, họ gộp thành từng bó để ngay hàng trong đám ruộng. Sau đó ôm đến chỗ cũi đập lúa do một người đàn ông khỏe mạnh đảm trách. Ông ta ôm từng bó lúa đập vào cũi dừng bồ ba bên. Trong bồ gác một vĩ tầm vông có song ngang. Khi đập mạnh đầu bó lúa vào vĩ, hạt lúa sẽ rụng xuống cũi. Sau đó chủ nhà phơi khô lúa, giê sạch rác và lúa lép, vô bao chở về nhà mới gọi là xong việc.
SAY CÙNG ĐIỆU KHÈN Ở ĐỒNG ĐÁ ĐẦY HOA - Hàm Chương |
30/05/2017
Hà Giang nơi địa đầu của Tổ Quốc với cột cờ Lũng Cú, cái chấm đầu tiên khi vẽ bản đồ hình chữ S. Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, cùng cái khắc nghiệt của địa hình, cái hiểm trở của đèo dốc mà chỉ với đôi chân trần cùng công cụ thô sơ, đồng bào của chúng ta đã bỏ ra biết bao công sức trong quá trình bảo vệ biên cương của tổ quốc. Xem phim ảnh, hay đọc bao nhiêu sách báo cũng không thể biết hết cái gian khó. Chỉ có bước chân trực tiếp trên bao la cao nguyên đá, mới cảm được phần nào cuộc sống chốn này. Đến để thấy cái hùng vĩ của núi non, thấy cái bao la của đá cổ trải dài đến hết tầm mắt, và thấy được sức sống bền bỉ của người và của cỏ cây.
BÂNG KHUÂNG NHỚ KHÓI ĐỐT ĐỒNG - LÝ THỊ MINH CHÂU |
30/05/2017
Tôi lớn lên từ ruộng đồng, từ đầu trần chân đất. Câu đồng dao đưa tôi vào miền mơ ước với những trò chơi dân dã quê mùa. Ở đó tôi học được bạn bè vô vàn cái hay, cái lạ mà chỉ có ruộng đồng quê kiểng mới đúc kết được qua khó khăn, tần tảo của ông cha.
Hoa Anh Đào Miền Nước Mặn - Nguyễn Thành Công |
30/05/2017
Tiết xuân se se về, Anh dào đám hoa! Nhành lốm đốm sắc trắng đỏ tưới rói, kiêu sa, lạ lẫm.... Hai gốc Anh dào quí phái sáng hẳn góc sân. Và từ khi trổ hoa lần đầu, cứ sắp xuân nôn nả chờ...
Mưa về - Nhớ lắm quê ơi - Lý Thị Minh Châu |
30/05/2017
Cuộc sống người quê vất vả, quanh năm đầu tắt mặt tối, mồ hôi tiếp nối mồ hôi chỉ để no cơm ấm áo. Miếng ăn thường đạm bạc, cốt no lòng. Kinh nghiệm sống từ người đi trước : “ Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon ” dẫu là tẩn mẩn, vụt vặt nhưng luôn giúp người ta ít sai sót trong công việc của mình. Lo toan là tính cách muôn đời của hào hoa quê kiểng là vậy đó
Nghề của ba - Quách Thu Anh |
30/04/2017
Tuy cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi đó chính là quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, là gia đình nơi mà tình yêu thương luôn hiện hữu. Những bữa cơm chiều ngon miệng với đầy đủ các thành viên và đầy ắp tiếng cười.
Xa quê dạ nhớ bồn bồn - Nguyễn Huy Cường |
30/04/2017
Bồn bồn là môt loài cây hoang dại có mặt rất nhiều ở quê tôi. Dù sống trong ruộng, trên đồng hay giữa những ao đầm thì bồn bồn vẫn sinh sôi, xanh tốt, cho đời một màu trắng tinh khôi và hương vị ngọt ngào. Dường như cây bồn bồn cũng giống như những người dân quê tôi dù sống trong gian lao, nghèo khó nhưng vẫn cần cù, vươn lên để có một cuộc sống ấm no.
Nội ơi! - Lê Minh Tiến |
30/04/2017
Hàng hoa dại đầu ngõ khẽ vươn mình trỗi dậy sau giấc ngủ đông lặng lẽ. Lít nhít đâu đó là mấy chú ong thợ đang cùng nhau đi hút mật trong buổi sớm tinh mơ, ông mặt trời ló rạng cười thẹn thùng, nắng trải đều trên cánh đồng dài tắp. Sao trong tôi bỗng nôn nao đến lạ, một cảm giác thèm được sải cánh trong không trung tìm về những miền ký ức thân quen.
Con nhỏ bạn giữa cánh đồng quê - Bùi Thị Thùy Dương |
30/04/2017
Chúng tôi đã chơi với nhau từ khi nào cũng không biết. Nhà nó cách nhà tôi mấy cánh đồng. Nó thường hay sang nhà tôi chơi khi thì mang theo chùm ổi khi lại mấy trái mận. Nó giỏi hơn tôi gấp cả bội lần. Từ khi còn bé tí, nó đã biết nhóm lửa, nấu cơm, biết mần con cá, gọt trái mướp, biết đi kéo lưới với thằng anh, biết giặt đồ, rửa chén và cả việc bơi xuồng. Cái việc mà bắt buộc những đứa con nít miền sông nước như tụi tôi phải biết khi muốn tồn tại trên ốc đảo giữa những mùa lũ lớn
CÁI LUNG NĂNG - Võ Huy Cách |
25/04/2017
Gia đình tôi sống trong vùng nông thôn, thuộc viện hộ nghèo. Quanh năm suốt tháng cha tôi đi làm đủ nghề để kiếm tiền lo cho chị em tôi hai bửa no lòng và được cấp sách đến trường.
BÀI CA CỔ: NÀNG LÚA - Võ Huy Cách |
25/04/2017
LIÊU XIÊU DÁNG MẸ - Nguyên Hạ |
25/04/2017
Tôi còn nhớ rất rõ, ngày ấy gia đình tôi nghèo lắm. Nhà chỉ có hai công đất nên ba phải đi cày thuê, mẹ đi cấy mướn và mót lúa để có thể nuôi bốn miệng ăn, bởi thằng em tôi cứ nay ốm mai đau. Mẹ tôi, người đàn bà vóc dáng mảnh mai, chịu thương chịu khó lúc nào cũng gom hết cực nhọc về mình.
NỖI ĐAU CỦA CỦ KHOAI - LÊ THỊ HỒNG HOA |
25/04/2017
Đế có một vụ mùa bội thu với những cánh đồng khoai bạt ngàn màu xanh hy vọng thì người dân phải trải qua biết bao công đoạn gian khó từ việc chọn đất, chọn giống, cày xới, vun giồng, bón phân, trừ sâu, tưới nước, chăm sóc…Với bao công việc như vậy thì người nông dân cần phải có công sức và vốn liếng thì mới thực hiện được nên phải vay vốn của Ngân hàng, mua chịu phân bón, thuốc trừ sâu của cửa hàng Nông nghiệp, làm vần công với các hộ đợi đến mùa sẽ trả lại.
NGHỀ CỦA BA |
25/04/2017
Năm nào cũng vậy, hễ cứ đến mùa cá thì ai ai cũng háo hức, chứ không riêng gì tôi, ngay cả những đứa trẻ trong xóm, đứa nào cũng hăm hở vì được ba cho đi theo để bắt cá. Đứa thì cầm nơm, đứa thì quải bị, tụi nó xông xáo cứ như bầy vịt đang thả lang ngoài đồng. Mới tờ mờ sáng mà cả xóm đã rộn ràng hẳn lên, kẻ thì hú, người thì kêu. Tôi cũng tranh thủ bới xoong cơm bỏ vào bịt cột chặt, múc thêm chai nước rồi cùng ba ra đồng.
Bùn đen, giá rét, thời tiết và những người chiến binh - Trần Thị Mỹ Lệ |
25/04/2017
Đừng bao giờ chê cơm mẹ cứng, chê gạo nhà khó ăn, sáng nay ta đang cuộn mình trong chăn ấm đệm êm, bố mẹ ta đã ra đồng cùng mưa gió rét buốt để cho ta có những bát cơm đầy, canh ngọt ngày tết, cho ta hạt gạo nuôi ta lớn khôn từng ngày.
Tuổi thơ bên ngoại - Trương Trung Hưng |
25/04/2017
Những ngày gió lộng lại làm tôi nhớ đến “mùa thả diều” trên cánh đồng. Nhà nghèo nên không mua được những cánh diều chim, diều phượng sặc sỡ để khoe với đám bạn, nhưng có lẽ vì thế nên tôi nằm trong nhóm những đứa làm diều bằng báo giỏi trong xóm, tôi luôn tự hào vì điều đó
TÌNH QUÊ - Trần Thị Hồng Thắm |
25/04/2017
Cứ mỗi lần về thăm quê là lòng tôi lại dâng lên một tình cảm khó tả, như đang diễn ra ngay trước mắt mình, mặc dù những tình quê ấy đã hơn 30 năm rồi.
Hạt ngọc về trời - Nguyễn Văn Công |
25/04/2017
Làng nằm ven quốc lộ 1A, địa thế khá đẹp để phát triển công nghiệp, vì vậy mà cánh đồng làng đã nằm vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nhiều năm trước. Nhưng không hiểu sao đã hơn sáu năm trôi qua mà kế hoạch vẫn còn ngủ đông trên bàn giấy, cô Ba ngóng, chú Năm ngóng, Út Nhỏ cũng ngóng, rất nhiều người trong làng đều ngóng dự án sẽ về làm tươi mới làng quê. Họ bắt đầu chán ngán với ruộng đồng vì thu nhập chẳng là bao, nào sâu bọ, nào chuột cắn, mất mùa… Họ tìm một kế mưu sinh khác, mở một quán nước ven đường hay đơn giản là vá xe lưu động cũng đem lại một món hời đủ sống.
BỨC TRANH CÁNH ĐỒNG - Nguyễn Thúy Anh |
25/04/2017
Tôi sinh ra ở một chợ xã cách huyện chừng mười cây số. Mở mắt ra đã thấy người ta mang hàng ra chợ bán, đã sớm nghe những câu chào mời, những lời ngả giá hoà lẫn vào nhau tạo thành những âm thanh hỗn hợp. Có lẽ cái tấp nập, nhộn nhịp mỗi buổi sáng mai đã để lại một mảng màu sáng tươi trong kí ức. Nhưng bức tranh tiềm thức của tôi nào đâu chỉ có vậy, bởi những cánh đồng quê tưởng chừng không mấy thân quen đã được vẽ lại một cách lung linh và sống động qua những lời mẹ kể.
Hương vị quê nhà - Hoài Hương |
25/04/2017
Nhớ ngày còn bé, tôi và các anh chị thường hay tay cuốc, tay liềm theo mẹ ra đồng. Ruộng nhà tôi không rộng, gia đình lại đông người, một năm tiết kiệm cũng chỉ vừa đủ gạo ăn. Ngày ấy, mỗi lần thấy chiếc máy cày kềnh càng với những cái chảo to tròn, ồn ào đi khắp xóm là tôi biết sắp vào vụ mùa. Cả xã chỉ có một chiếc, nên mỗi lần muốn cày ruộng, cày đất thì phải đi thuê mướn sớm.
BẮT CÁ NGÀY MƯA - Nguyễn Huy Cường |
25/04/2017
Khi những cơn mưa đầu mùa rả rích kéo về, cả xóm tôi, từ con nít đến người lớn đều háo hức bắt tay vào công việc làm lờ, lọp.
BÌM BỊP KÊU CHIỀU - NGUYỄN HUY CƯỜNG |
25/04/2017
Lâu lắm rồi không trở lại những miền quê xa ngái, bỗng thèm một tiếng bìm bịp kêu chiều như ăn cơm phố lại thèm bát canh chua, con cá rô đồng nha quê. Thương làm sao, nhớ làm sao.
MÙA MƯA XA TRÊN CÁNH ĐỒNG XƯA - Nguyễn Ngọc Đào Uyên |
25/04/2017
Quay qua quay lại… những ngày ấy đã vụt trôi về hơn hai mươi năm trước. Thời gian! Anh em giờ dạt trôi tứ xứ. Nhớ lắm những mùa mưa trên cánh đồng xưa mà chẳng thể nào tìm lại được.
NHỚ LẮM…MÙA CÁ LÊN ĐỒNG - Lưu Hồng Tài |
25/04/2017
Từ dạo đặt chân lên thành phố Sóc Trăng để nhận công tác, tôi mang theo bên mình hành trang là một trái tim nóng hổi của tuổi chập chững bước vào đời, ít có dịp được về thăm nhà, thăm quê. Quê tôi bây giờ đã thay đổi nhiều, từ những con đường, hàng cây và…không còn nhiều những cây cầu khỉ như năm nào nữa. Dù sự thay đổi ấy nhanh đến mức như những vòng xoay tít của cái chong chóng nhưng tôi vẫn cảm nhận được đâu đó một sự quen thuộc, có lẽ do hình ảnh quê nhà tuổi ấu thơ đã dồn nén hằng bao năm trước, nay bùng lên theo hoài cảm yêu thương.
Cây Cầu Dừa Năm Ấy - Huỳnh Tấn Đạt |
25/04/2017
Nếu đã là người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân miền Tây Nam Bộ có lẽ không ai là không biết đến cây cầu dừa một hình ảnh quá đổi quen thuộc với tuổi thơ của biết bao nhiêu con người, biết bao nhiêu thế hệ với chính bản thân tôi cây cầu dừa không chỉ đơn giản là một khúc cây vô tri vô giác để người dân qua lại hàng ngày mà nó như một người bạn tri kỷ đã gắn liền với tôi qua nhiều năm tháng tuổi thơ trên mảnh đất quê hương này.
GÁNH HƯƠNG QUA PHỐ – Phạm Thị Mỹ Liên |
25/04/2017
Ngắm hoa bưởi nở. Lòng lại yên bình. Cánh uốn cong. Phô nhụy vàng với cánh hoa trắng muốt e ấp dịu dàng dưới tán lá xanh. Có lẽ tạo hóa đã ban cho bưởi một ân huệ hay sự tinh tế của chính bưởi đã làm lưu luyến mỗi khi ai đi ngang qua vườn. Hạnh phúc nhất nếu ai đó có vài bông bưởi ướp vào trong khăn tay đem về để trên đầu giường, tối đến làm một cuộc hành trình đầy lãng du đến một vùng đất đầy hoa cỏ. Biết đâu được trong cơn đê mê đó hương bưởi sẽ rơi xuống tay người thương những lời thì thầm, nói hộ giùm...
CON ĐƯỜNG LÀNG TÔI - Nguyễn Văn Bính |
25/04/2017
Ký ức những vạt đât cày - Hàm Chương |
28/03/2017
Tuổi thơ tôi gắn bó với luống cày như thể con trâu tìm thấy sự bình yên bên lũy tre làng mát dịu. “Ba người bốn lưỡi mười chân. Hai lưng ở trần một lưng bận áo” là câu đố dân gian nếu không có sự hỗ trợ của internet hoặc của người lớn thì đố trẻ con thế hệ a còng giải được. Đó là hình ảnh bác nông dân với hai con trâu đang cày ruộng.
Hoài niệm canh tập tàng - Song Ninh |
28/03/2017
Rau tập tàng dễ mọc, ở bất cứ nơi nào. Từ những bãi đất trống bỏ hoang, ven bờ ruộng hay lẫn trong những khóm cỏ ấu xanh mượt, tập tàng cứ thế vươn mình ra mơn mởn, nhờ vậy mà người dân quê có thêm món canh dân dã, nhưng chẳng thua kém bất cứ loại rau nào.
Về miền ký ức - Huy Phong |
28/03/2017
Một thời gian dài gắn bó với ruộng đồng nên tôi có nhiều kỷ niệm khó quên. Từ một thằng nhóc bảy tuổi chỉ biết nấu cơm, cho trâu ăn. Có hôm mải mê chơi đánh trận giả, chọi lon, đánh gòng với đám bạn ở chòi kế bên, quên mất việc nấu cơm. Khi ba thả cày, không có cơm ăn, ba đế cho mấy roi dóc đau điếng. Để trâu có đủ dinh dưỡng, khỏe hơn khi đang vụ mùa, ba tranh thủ giờ nghỉ trưa chèo ghe dọc theo rạch cắt thêm cỏ. Thể nào tôi cũng được ba mang về cho những trái bình bát, trái lưới chín vàng ươm, thơm lừng