>> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Quê..... - Nguyễn Thành Công |
28/03/2017
Đất quê thật không cụ thể, mang trên từng bước người trai nghèo đi tìm bài học khôn, đi tìm cuộc sống với bao dự định lãng mạn trong đầu cùng hai bàn tay trắng.
Bên dòng sông quê hương - Lê Minh Tiến |
28/03/2017
Ở làng tôi có một con sông chảy quanh làng nhìn từ xa nó như con rồng uốn lượn, bọn tôi đặt tên cho nó là sông Thìn. Nước sông trong và mát, tôi còn nhớhồi còn mới tập bơi tôi rất sợ,do tính rụt rè nhưng thấy tụi bạn bơi thoăn thoắt như cá mà cảm thấy thèm thuồng, cái cảm giác sặc nước tay khua khua rồi ho khụ khụ để tụi bạn nó cười phá lên mà vừa tức, vừa buồn cười.
Tôi, Linh và cánh đồng đầy gió - Lê Đức Bảo |
28/03/2017
Hôm đưa tiễn em, đoàn xe chầm chậm lăn bánh đi qua cánh đồng cuối thị trấn. Nơi đã có biết bao kỉ niệm đẹp của tình thầy trò ít ai biết được. Cánh đồng hôm nay vẫn thế, vẫn có thầy, vẫn có con diều nhưng chỉ thiếu mỗi em. Gió ơi! Xin gió đừng nâng cánh diều bay cao mà hãy gửi lời nhắn đến nơi thiên đường xa xôi, vì ở đó có cậu học trò yêu dấu của tôi: “Em cứ vui và hạnh phúc nhé! Thầy và mọi người sẽ tiếp tục sống và viết tiếp ước mơ còn dang dở của em. Thầy sẽ nhớ mãi cánh đồng đầy ắp những cơn gió. Nhớ mãi hình bóng của em trong vắt mơn man đến lạ thường. Nhớ em nhiều lắm! Cậu học trò đặc biệt của thầy. Huỳnh Chế Linh!”
Khi con tu hú gọi bầy - Nguyễn Nam Khánh |
27/03/2017
Tuổi thơ bên xóm nghèo cứ qua đi như thế, cứ dạt dào như thế. Tôi như con chim tu hú trưởng thành nhưng không đơn độc, vẫn luôn cất tiếng gọi bầy, vẫn quay về bên mái ấm, bên mẹ. Cái lồng chim đã mở cửa từ hôm nao…
Hương Sen - Trần Thị Hồng Thắm |
21/03/2017
Những ai đã một lần đến Long An vào mùa nước lũ sẽ tận mắt thấy BIỂN thu nhỏ với tiếng sóng vỗ rì rào, êm ái hòa quyện với những lá sen lấp lánh trong gió, cùng những đóa hoa sen màu hồng vươn mình trong nắng. Những gương sen đung đưa trong gió như những bàn tay vẫy chào du khách.
Nhớ cánh đồng quê tôi - Lê Thị Hồng Hoa |
21/03/2017
Tôi còn nhớ rất rõ mùa lúa chín năm nào khi tôi vừa lên bảy, lên tám, nhà liền vườn liền ruộng nên đến kỳ gặt hái là bọn trẻ chúng tôi thường theo người lớn chạy ra đồng xem gặt lúa. Ba tôi thường bện hai tấm đăng cùng cái Bóng ( giống như cái đăng và cái đó của người bắt cá) đem theo ra ruộng để đuổi chim. Ba vạch một khoảng lúa đặt hai tấm đăng hình chữ V và ở giữa chặn lại là một cái Bóng xong rồi ba má lại đầu kia cắt lúa. Mùi lúa chín thơm vàng, trĩu bông, tròn hạt phơi dưới màu nắng dịu của mùa xuân, có vài cơn gió nhẹ thoảng qua như quyến rũ đàn chim từ khắp nơi đến ăn lúa
Nhớ về củ Năng ở ruộng nhà - Nguyễn Thành Công |
21/03/2017
Từ chợ lội về ruộng qua bao nhiêu lũy tre, mấy xã chẳng chơi, làm gì có đường thông suốt như giờ. Chuyến nào về anh hai cũng dắt tôi ra đồng của mình, đào củ năng đem về luộc. Dao xới nhẹ vào bờ, nhìn tháy củ nho nhỏ đen nhánh là hắn, hay đơn giản chỉ lượm củ trên dất cày. Anh em mang củ năng về, luộc cũng nhanh và cho vào lon kía nhấm nháp từng chút, béo, ngọt và thơm lừng! Mà củ năng sống ăn cũng ngọt lắm.
Lắng nghe tiếng nói từ trái tim - Lê Ái Mi |
21/03/2017
Bỏ xuống hết những lo âu nơi cuộc sống tấp nập kia, tìm về với vòng tay trìu mến vỗ về của Đất mẹ yêu thương của những cánh đồng con sông bạt ngàn nơi quê hương, tâm hồn như được tưới mát sau những ngày khô héo.
Chum “ló đất” và hũ gạo tiết kiệm - Hồ Thị Thắm |
21/03/2017
Quê tôi, một tỉnh miền Trung, gọi “lúa” bằng cái tên khác là “ló”. Năm tuổi, mẹ không dạy tôi chữ cái, không dạy tôi số đếm hay các phép toán. Tôi đã học được nhiều điều hơn thế từ những hạt “ló đất” vương vãi trên cánh đồng, từ những hạt gạo trắngkết tinh củamồ hôi và bùn đen
Cánh đồng có cỏ xanh - Nguyễn Thị Minh Ngọc |
21/03/2017
Cánh đồng quê tôi, nói bao la bát ngát nhưng mảnh ruộng nhà tôi không nhiều, một bên trồng lúa, còn lại trồng đậu xanh, giờ thì trồng xoài Cát Chu. Lúc còn học tiểu học, tôi ra đồng mần cỏ đậu xanh cùng cả gia đình. Tuy gia đình cũng không giàu có nhưng Ba Mẹ luôn yêu thương và không cho tôi làm những công việc đồng áng. Thế mà tôi đã năn nỉ ỉ ôi để Ba Mẹ đồng ý cho ra đồng. Ngày đầu tiên, mọi việc thuận buồm xuôi gió nhưng sang ngày thứ hai, một bước ngoặt khiến tôi không còn cách nào gần gũi cánh đồng quê được
Vui buồn bên cánh đồng - Trần Thị Mỹ Lệ |
21/03/2017
Quê tôi nghèo khó,đất cằn cỗi, sông nước bao quanh, tôi nghe mấy cụ già làng bảo rằng. cánh đồng quê tôi bao bọc tứ phía là nước, phía sau làng tiến vào là con sông Lam bao gọn, phía trước đồng xanh bát ngát tiến lại là con sông không biết từ đâu đổ lại của miền đất Cát văn, Cát ngạn bao quanh. Mùa mưa đến, nếu hệ thống kênh mương không thuận lợi, đồng xanh kia chỉ chịu vùi mình trong dòng nước mà thôi.
Ai cũng có một quê hương - Bình Nguyên |
21/03/2017
Tôi nhớ ngày nhỏ nhà tôi thường cấy hai thứ lúa, đó là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ để nấu cơm ăn hằng ngày còn lúa nếp để thổi xôi vào những ngày giỗ cụ, giỗ ông nội hay làm bánh vào các dịp tết trong năm. Và lúa nếp còn để bà nội làm cốm. Mà lạ lắm! Lúa làm cốm không phải để chín vàng mà phải lấy về khi hạt lúa vừa độ căng mẩy mới đang xanh.
Cò trắng cuốc đen - Trương Trung Hưng |
21/03/2017
Nếu được trở về với tuổi thơ, xin hãy cho cánh cò hồi sinh, xin hãy cho tiếng than vãn đó sống lại, để kỷ niệm niệm không bao giờ phai nhòa trên cánh đồng quê hương cho hôm nay và mai sau.
Nhớ trái bóng rơm - Nguyễn Văn Công |
21/03/2017
Hoàng hôn buông bóng tà, mặt ruộng in hằn hàng trăm vết chân trẻ nhỏ, gốc rạ nằm bẹp dí không dám gượng lên. Trái bóng rơm một ngày một méo đi, Tú vẫn dắt bóng qua mấy đứa liền như đang nhảy vũ điệu Samba mà thường thấy trên tivi, sút qua sút lại nhiều lần, cột gôn bằng rơm cũng nhão mình nằm bò dài trên mặt ruộng. Trái bóng rơm cứ vườn mắt những cổ động viên nhí, đảo liệng liên hồi, lũ trẻ chạy theo trái bóng như đang đuổi theo chính ước mơ của mình…
Chiều về Xóm Rẫy - Thu Ngọc |
21/03/2017
Công việc xóm rẫy lắm nhọc nhằn, từ sáng sớm đã ra đồng, hết gánh nước tưới lại làm cỏ, bón phân, chiều mới về xóm nhỏ, cơm nước xong lại bắt tay vào đan lưới bắt cá hay chầm bầu ương cây giống cho mùa sau. Nhưng có lẽ, những cơn gió hiền, vầng mây lành đã tưới dịu sự nhọc nhằn bao năm tháng.
Thương khói đốt đồng - Nguyễn Huy Cường |
21/03/2017
Khói đồng có mùi hăng hăng, nồng nồng rất đặc trưng của rơm rạ, ai từng biết đến sẽ không dễ gì quên. Khi bị nó bất ngờ táp vào mặt do cơn gió vô tình đổi hướng, như một phản xạ, bọn tôi đứa nào cũng vội nhắm tịt mắt lại cho khỏi cay, còn mũi thì phổng lên để tranh thủ hít lấy cái mùi khói ngai ngái, “thơm thơm”, bởi chỉ một loáng sau ngọn khói đã không còn nữa, trên không trung chỉ còn thấy những sợi mỏng tang đang vội lan tỏa bay nhanh về mọi hướng.
Mảnh bằng lớp 9 của tôi - Nguyễn Thành Công |
21/03/2017
Tôi chật vật học chữ đến đầu năm lớp 10 bỏ dỡ, vào đời. Mảnh bằng Phổ thông cơ sở - ngày nay gọi trung học cơ sở hay cấp II – trở thành chứng chỉ học vấn duy nhất có được, tôi quí lắm dù không dùng được vào việc gì- như người ta nói.
Miền Ngân Sơn thương nhớ - Lưu Thị Hương Lan |
21/03/2017
Tuổi thơ in hằn trong trí nhớ, với một miền trang trại mênh mông, mà những đêm thiếu thời Bắc một mình ngủ lại, không điện đài, tivi, không bóng người, tiếng nói. Mỗi mùa vụ tới, Bắc sẽ được gặp gỡ những bà cô, bà chị. Họ tới giúp nhà Bắc cày bừa, làm đất và gieo sạ
Thương lắm Cải ơi - Lê Ngọc Minh Hoàng |
21/03/2017
Ruộng cải trời xanh mướt dưới nắng tươi. Đọt trắng đọt xanh quây quần đơm sắc lá. Những chiếc lá non tơ được lá mẹ lá cha nâng niu từ gốc, không để đất quếnh bùn dính chót đang xanh. Hai chiếc lá già dưới gốc quẩn quanh, hút nhựa sống từ đôi chân, lòng đất, những chiếc gân gầy khô xám sắc, vẫn cần mẫn đẩy từng giọt nước mật sông bồi nuôi chiếc lá trên cao, và những đọt non cho mượt bàn tay li ti từng lông tơ mịn mít, để sức trẻ căng tràn vững vàng đón gió, không quật ngã bởi sóng đời hay mưa dội bão giăng. Chiếc lá cuộn tròn co lạnh bám vào thân. Chiếc trái nghiêng qua, tựa vào vai chiếc phải. Nâng đỡ nhau trong ánh nhìn xa ngái... mặc đời gọi “cải trời”, nghe thương lắm Ngoại ơi!
Mùa lũ cuối - Hồ Thị Linh Xuân |
21/03/2017
Mấy năm nay lũ chẳng còn đầy như trước. Thủy điện và sự trừng phạt của tự nhiên đã mang con nước đi xa. Cánh đồng nhớ phù sa, kênh, rạch, sông suối nhớ cá tôm, còn con nhớ thiết tha dáng cha chống xuồng, thằng Út kéo côn, mẹ khom lưng chao mắm. Mùa nước nổi đâu rồi, hay đã là mùa cuối từ hôm qua?
Thương con cá Rô đồng - Huỳnh Tấn Đạt |
21/03/2017
Nhớ hồi nhỏ ở cái tuổi mà còn ngây ngô, khờ dại quậy phá xóm làng chẳng thua dạng nào người ta vẫn hay nói rằng «Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò» mà đám nhóc ở xóm tôi là một đại diện tiêu biểu không có một trò quái quỷ nào mà chúng tôi chưa thử qua một lần,từ những trò chơi bình thường như tấm sông,lội suối,đánh trận giả, rồng rắn lên mây,bịt mắt bắt dê...
Nhớ cây lúa nổi năm xưa - Nguyễn Hoàng Lâm |
24/02/2017
Nhớ lại hình ảnh ngày xưa lúc ba tôi trồng lúa nổi – đời sống thật cơ cực, làm lụng vất vả, mặt nám, tay chay. “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để đổi lấy chén cơm manh áo, đã một nuôi dạy đàn con khôn lớn. Hình ảnh đó còn đọng lại trong tôi là một chuỗi dài kỉ niệm khó quên.
Đất Ngã quê tôi - Nguyễn Thị Liễu |
24/02/2017
Năm 2005 thị trấn nhỏ vươn lên thành huyện, rồi những khu hành chính mọc lên, rồi quản lộ Phụng Hiệp đi ngang cánh đồng lẹt xẹt xưa giờ là cánh đồng mẫu lúa cao sản của tỉnh, giờ công lên tấn chứ không vài trăm ký như xưa nữa. và năm 2105, từ huyện vùng sâu giờ được công nhận thị xã loại 3.
Mùa chim lá rụng - Nguyễn Hoàng Ân |
24/02/2017
Tôi đi bộ đội đến nhiều nơi, có lần hành quân từ Kinh long phụng qua lung ngọc hoàng để đến Hồ Đắc Kiện, Sóc Trăng. Trời tối, chống xuồng theo đường đặc lờ của dân bị lạt lối. Tắp vào mấy đấm sậy chờ sasmg. Vào đám sậy đã nghe tiếng rì rào. Chim lá rụng đậu dầy đặc trên sậy, xuồng đậu êm một lúc, chim lần đến chỗ trống quanh xuống như không có người. Tiếng gọi nhau nho nhỏ, quá nhiều con nên ồn ào. Đến mờ sang chúng bay đi ăn. Ở đây chóm sậy nhỏ to đều có chim lá rụng về ngủ từ các nơi gom lại đây. Tôi mới biết nơi đây là trung tâm của loài chim nầy. Ngày 2 buổi, sang sớm và chiều chim bay trên bầu trời như đám mây sắp mưa
BẠN HỮU - Nguyễn Văn Tám |
24/02/2017
Tôi sinh ra từ một gia đình nhà nông, quanh năm lam lủ với ruộng đồng. Gia đình tôi có một thửa ruộng, mỗi vụ đều trồng lúa. Có một vụ lúa của nhà tôi xanh tốt, ai cũng vui và cứ tin tưởng sẽ có một mùa bội thu, thế nhưng tới thời điểm trổ bông thì lúa không trổ và vẫn mãi xanh, khi biết ra thì lúa đã bị bệnh lùn xoắn lá, thế là vụ mùa mất trắng và vất vả cứ mãi đè nặng lên vai.
MÙA NƯỚC NỔI TRONG TÔI - NGUYỄN VĂN HIẾU |
24/02/2017
Tôi còn nhớ lúc tôi được 13, 14 tuổi tập lội rành rọt cha mới cho theo ra đồng giữ dớn. Chập tối là từng xóm đã rủ nhau đi canh dớn, dớn ai gần nhau thì đi chung một nhóm, ra tới đồng nước thì cặm sào gần vào nhau. Mấy chiếc ghe đục bình thường lắc qua lắc lại, mà được kế lại với nhau thì vững lắm. Cha và các chú qua ghe ông Sáu nhâm nhi vài ly rượu, rít vào điếu thuốc rê cho ấm bụng. Mồi nhâm nhi là những con cá lóc, rắn bông súng, cá linh, cá chạch lấu mà hồi chiều ông Sáu chừa lại trên ghe để dành nướng thết đãi anh em láng giềng.
NHỚ LẮM VỊ CÀ REM - Lưu Hồng Tài |
24/02/2017
Lúc nhỏ, hễ mỗi lần nghe tiếng chuông leng keng từ xa vọng lại thì bọn con nít trong xóm ríu rít xin tiền ba, mẹ để mua cho bằng được, bọn con nít tụi tôi lúc đó rất thích được ăn cà rem đậu đỏ nước cốt dừa ngọt béo, hay kem sầu riêng thơm lừng. Cái vị ngon tê buốt đầu lưỡi ấy, đã hơn 25 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ rõ.
Cánh đồng ngày Tết quê tôi - Lê Đức Bảo |
24/02/2017
Phong vị ngày Tết trên đồng làng quê tôi sao mà nhiều cảm xúc quá! Những năm tháng tuổi thơ như một miền kí ức đẹp đẽ lại chợt ùa về dạt dào khi xuân đã chạm ngõ khắp muôn nơi. Ai ai cũng tất bật, hối hả và trên môi lúc nào cũng nớ một nụ cười rạng rỡ. Tôi nhớ, cha thì lấy từ gác bếp đem gieo trên đất xốp những hạt hoa rồi tạo thành những luống hoa cúc vàng rượm từ cổng rào tre vào đến tận sân gạch. Chăm chút, cắt gọt cây mai trước nhà bằng tất cả sự trân trọng nhất. Mẹ đã đong ba giạ nếp tượng rằn phơi ra sân nắng. Đó là thứ đầu tiên tôi thấy lúc vừa dứt những trận mưa triền miên và cũng là thứ chuẩn bị để có một cái Tết mang đậm hương vị đồng làng nhưng lại thanh khiết biết bao.
Lũ qua đi, tình người ở lại - Lê Đức Bảo |
24/02/2017
Quê tôi ở Ngọc Hiệp thuộc thành phố Nha Trang, cách xa trung tâm đến gần 30km, tuy nơi đây không có những cánh đồng bát ngát, mênh mông như nhiều xã khác. Thế nhưng tự khi nào, lũ trẻ chúng tôi ngày xưa và bây giờ khôn lớn đã gắn bó với cánh đồng quê hương trải dài theo suốt hành trình của tuổi thơ. Vụn vỡ bởi những tiếng cười…
TÌNH QUÊ - Huỳnh Tấn Đạt |
24/02/2017
Ai trong chúng ta cũng có cho riêng mình một quê hương xứ sở,một nơi chôn nhau cắt rốn và một nơi ta gọi là nhà cho dù đi đâu về đâu khi mổi gói chùn chân nơi đó luôn chào đón khi ta quay về.Tôi cũng vậy,cũng có cho riêng tôi một nơi để thương nhớ và mong ngóng trở về,nơi ấy quê hương tôi Tây Ninh
CÁNH ĐỒNGTUỔI THƠ - Hồ Thị Mỹ Hằng |
24/02/2017
Những cánh đồng phảng phất hương lúa, phảng phất tình người không biết sẽ còn trường kì mãi.Những con đường lát xi măng lán bóng , những tòa nhà cao tầng dần xuất hiện.Chúng thay thế phủ phàng và không mảy may những cánh đồng.Những đứa trẻ bắt đầu sống sung túc hơn, chúng có những đồ chơi hiện đại, có lịch học thêm đến khuya, có bạn bè của thành thị.Những đứa trẻ ở chung một xóm, mà nhìn xa lắc xa lơ.Lòng tôi thấy xót xa.Tôi thấy hình ảnh bé nhỏ của mình trong đó, nhưng ước mơ của chúng, tâm hồn của chúng sao đỗi xa lạ quá.
RUỘNG KHOAI LANG KHÔNG CỦ - BaGem |
24/02/2017
Tôi chợt nhớ về lúc cần mẫn tưới cây cảnh ở trường. Chả phải bọn học sinh chúng tôi vẫn xách từng xô để tưới nước đấy thôi. Tôi cẩn thận múc từng xô nước dưới mương lên đổ vào ruộng. Khá mệt. Nhưng chỉ cần nghĩ tới ước mong tôi hy vọng ban đầu thì tôi lại có thêm sức mạnh để tiếp tục.