Nhu Gia – Thạnh Phú ( Kỳ Cuối ) (Lượt xem: 178824)
>> GIỚI THIỆU >> Thông tin trong ngành >> Hương sắc Sóc Trăng
Cập nhật: 06/05/2016Có thể nói đối với cư dân đồng bằng sông nước, một trong những hình ảnh thân quen chính là dòng sông vì gắn bó từ thuở ấu thơ cho đến khi đầu bạc. Sông hiện hữu trước mắt khi ở nhà, thành nỗi nhớ cồn cào những lúc đi xa. Sông không chỉ vỗ nhịp tắm mát đôi bờ, vun bồi xứ sở mà còn nuôi dưỡng ước mơ từ những tháng ngày vắt vẻo cầu tre hay ngồi xuồng đi học. Dòng sông Nhu Gia hiền hòa, làng Thạnh Phú yêu thương là nơi sinh ra và lớn lên của một trong số những con người ưu tú nhất của đồng bào Khmer Sóc Trăng- Nhà giáo nhân dân Lâm Es- Chủ tịch Hội Khuyến học - Nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Sóc Trăng và là nhân vật chính trong tập kí sự này của chúng tôi.
Dòng sông Nhu Gia - Thạnh Phú ngày nay.
Như chúng ta đã từng đề cặp Nhu Gia - một trong những làng được hình thành sớm nhất ở Mỹ Xuyên và có nhiều cách giải thích cho việc hình thành nguồn gốc tên gọi. Trong đó có giả thuyết được nhiều người đồng tình cũng như được ghi trong sách vở là bắt nguồn từ tên gọi “ Om Pu Yea” . Om Pu Yea theo tiếng đồng bào Khmer có nghĩa là “Nhánh bần gie”, nhằm chỉ dòng sông quê hương khi ấy rợp bóng những rặng bần. Dưới dòng chảy thời gian, cách phát âm của bà con người Kinh, người Hoa, “ Om pu yea” dần dà đọc trại thành Vu Gia rồi Nhu Gia như ngày nay.
Và cũng chính dòng sông rợp bóng cây bần đã từng một thời gắn bó với môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer nói riêng và vùng đất Ba Sắc – Sóc Trăng nói chung. Trước khi được dời về Sung Đinh- Thành phố Sóc Trăng thì trong suốt thế kỷ 19, 20 giải đua ghe ngo thường xuyên được tổ chức ở đây. Những đội ghe danh tiếng như Sê Rây Kan Đal- Vĩnh Châu, Tam Sóc – Mỹ Tú đã từng tranh tài với những đại diện đến từ Hậu Giang, Bạc Liêu trên đoạn sông này.
Nhà giáo nhân dân Lâm Es với quê hương.
Thạnh Phú- Mỹ Xuyên với diện tích tự nhiên 4782 ha, gồm 14 ấp với dân số trên 24 ngàn người, là một trong những xã lớn nhất của tỉnh hiện nay. Địa bàn rộng, dân cư đông, các dân tộc cùng sinh sống nên ở đây có nhiều địa danh khá độc đáo và lạ lẫm. Chẳng hạn Ấp thì tên Khu 2, Xóm gọi là Trà Tép – nằm cách trung tâm xã chừng 1 cây số là nơi Nhà giáo nhân dân Lâm Es chào đời và đặc những bước chân đầu tiên đến trường
Đường làng lầy lội, trường thì cách chợ ngăn sông, chưa kể chiến tranh loạn lạc, muốn có cái chữ thật lắm gian nan. Thuở ấy người đi học đếm trên đầu ngón tay. Cả xóm Trà Tép chỉ có cậu học trò Lâm Es học xong trường làng qua trường xã rồi lên trường tỉnh. Đường đi học ngày càng xa, gian nan chồng chất, nhưng vượt qua tất cả, cậu học trò nghèo ngày càng có thêm cái chữ cho đến một ngày đàng hoàng đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho thế hệ tương lai.
Gần suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, từ khi còn là thầy giáo cho đến lúc giữ cương vị Phó Giám đốc Sở giáo dục đào tạo, ông luôn canh cánh trong lòng một ước ao là thắp sáng tri thức cho đồng bào, cho con em địa phương. Chấp nhận cuộc sống thanh bần để thực hiện khát vọng bằng mọi cách mở trường, trực tiếp đứng lớp, viết sách, biên soạn tài liệu. Hầu hết những giáo trình Khmer đang lưu hành hiện nay đều có công biên soạn của Nhà giáo nhân dân Lâm Es. Gần cả cuộc đời cống hiến, đến khi về hưu, vào tuổi xưa nay hiếm ông vẫn tiếp tục đứng mũi chịu sào trong phong trào khuyến học khuyến tài của địa phương với chức trách- Chủ tịch Hội khuyến học Tỉnh Sóc Trăng.
Tâm sức của Thầy Lâm Es cho nền giáo dục tỉnh nhà nói chung và đồng bào Khmer nói riêng là điều đã được ghi nhận với danh hiệu cao quý do Nhà nước phong tặng “ Nhà giáo nhân dân” và chúng tôi càng thấy ý nghĩa của danh hiệu này khi cùng Thầy trở lại xóm Trà Tép- nơi ngày xưa cậu học trò Lâm Es nhọc nhằn những bước chân đầu tiên đến trường.
Nhà giáo nhân dân Lâm Es vì sự nghiệp giáo dục
Ngoài con lộ đal mang hơi hớm thời đại thì xóm vẫn khá quạnh quẻ giữa vùng sâu, nhưng bà con ở đây rất tự hào với truyền thống hiếu học của quê hương. Xóm có hơn 30 mái nhà mà theo thống kê sơ bộ đã có gần 20 giáo viên. Trong đó phần lớn là do Thầy Lâm Es hướng nghiệp. Quen nhau từ nghề, mến nhau vì cùng chí hướng. Có nhà con gái, con trai và cả con dâu con rể đều là những thầy cô giáo.
Vẫn những bước chân trẻ thơ đến trường ở xóm Trà Tép, nhưng ngày trước cậu bé Lâm Es phải lần theo bờ mẫu, đường đê, lẫn trong sình bùn tháng mưa dầm nước nổi, thì học trò hôm nay thật ung dung tới lớp. Và đón chào các em là những ngôi trường khang trang.
Đường làng Trà Tép giờ đã đổi thay.
Đổi thay ở Trà Tép cũng là hình ảnh tiêu biểu của Nhu Gia hôm nay. Ngoài Quốc lộ 1A đi ngang địa bàn, xã giờ có thêm tỉnh lộ 940 nối liền Mỹ Xuyên - Mỹ Tú, đi qua 5 ấp của Thạnh Phú. Sông “ Om pou yea” vẫn ngày ngày tắm mát đôi bờ, nhưng đồng đất hôm nay không chỉ có lúa với khoai, mà còn có các loại hoa màu, tôm cá. Một công cuộc chuyển dịch nông nghiệp ngày càng hiệu quả.
Nhất gần chợ, nhì gần sông - là phương châm và cũng là kinh nghiệm được đúc kết của người đi trước khi khai làng lập ấp. Nơi mua bán tạm bợ ven sông thuở nào giờ đã là khu chợ xã khang trang. Lộ làng nhà cửa, cuộc sống biết bao thay đổi. Nhưng đó đây trên làng quê Thạnh Phú, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những nhánh bần buông mình trên sông. Hình ảnh đặc trưng, góp phần tạo nên hình hài xứ sở, địa danh “ Nhánh Bần Gie”. Nếu Om Pou Yea – Nhu Gia như nhắc nhở mọi người về nguồn cội, về một thời khốn khó của Ông Cha đã dày công mở đất cho con cháu hôm nay hưởng phúc an nhàn thì “Thạnh Phú” là nỗi khát khao, là mục tiêu về một quê hương ngày càng vững bước đi lên.
Quốc Khởi
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
- Đại Tâm – Xoài Cả Nả - (Kỳ 3)
- Nhu Gia – Thạnh Phú – Kỳ 1
- Tìm hiểu địa danh Nhu Gia
- Tìm hiểu địa danh “Tà Lọt”.
- Những làng nghề dưới lũy tre.
- Hội nghị triển khai nhiệm vụ hệ thống...
- Bảo tàng Sóc Trăng với những hoạt động...
- Huyện Mỹ Tú tổ chức hội thao mừng...
- Chùa Pô Thi PhĐôk xếp hạng di tích...
- Sóc Trăng có 7 nghệ nhân được phong...
- Công tác chuẩn bị cho Hội thi Giai...
- Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, chúc mừng...
- Tổng kết và trao thưởng Giải Báo chí...
- Báo chí Sóc Trăng vững bước trên chặng...
- Đài PT&TH Sóc Trăng tổng kết công...
- Họp mặt đội ngũ công tác viên truyền...
- Khai mạc Hội thi Đờn ca tài tử...
- Liên hoan Dân ca Khmer khu vực ĐBSCL...
- Ngày thi diễn thứ 3 Liên hoan Dân...
- Khai mạc Liên hoan Dân ca Khmer khu...
- Đài PTTH Sóc Trăng làm việc với các...
- HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện...
- Trao giải Hội thi Nhà nông tài tử...
- Chi đoàn Đài PTTH Sóc Trăng phối hợp...
- Kết thúc Giải Bóng đá Nhi đồng tranh...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.