Chùa Pô Thi PhĐôk xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Lượt xem: 196792)
>> GIỚI THIỆU >> Thông tin trong ngành
Cập nhật: 18/03/2016Tỉnh Sóc Trăng hiện có 35 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Trãi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Pô Thi PhĐôk đã hứng chịu nhiều bom đạn; trong suốt thời kỳ này, chùa gắn liền với truyền thống yêu nước, là cơ sở hoạt động bí mật, nuôi chứa, che chở cách mạng và còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống hằng năm theo nghi thức Phật giáo Nam tông của đồng bào Khmer.
Chùa Pô Thi PhĐôk xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Chùa Pô Thi PhĐôk ở ấp Kinh Giữa I, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, được xây dựng năm 1618 trong khuôn viên đất rộng gần 12 ha, do ông Kim Ruôs hiến đất xây dựng. Từ năm 1769 đến nay, chùa đã trãi qua 10 đời trụ trì. Năm 1952, Hòa thượng Cao Cương được Ban Quản trị chùa, phật tử, sư sải và các cấp chính quyền tin tưởng giao và công nhận trụ trì chùa Pô Thi PhĐôk. Ông chính thức tham gia cách mạng năm 1958, lấy chùa làm cơ sở để nuôi chứa cán bộ hoạt động bí mật.
Trãi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngôi chùa đã hứng chịu nhiều bom đạn. Trong suốt thời kỳ này, xã Kế Thành là vùng căn cứ kháng chiến, là cái nôi của cách mạng, nơi đây đã che chở nuôi chứa lực lượng cách mạng và bộ đội trong những ngày gian khổ. Dù chiến tranh ác liệt, nhưng nhân dân xã Kế Thành quyết tâm đoàn kết, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, kiên cường bám đất giữ làng, anh dũng chiến đấu.
Sau ngày đất nước giải phóng, Ban Quản trị và phật tử thống nhất tu sửa lại chùa, khắc phục hậu quả chiến tranh, dựng tạm ngôi chánh điện cho các sư có nơi tu học và phật tử có nơi thờ phụng. Để ghi nhớ công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Hòa thượng Cao Cương, ngày 24/12/1993, Hòa thượng đã được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì.
Từ 2005 đến nay, chùa Pô Thi PhĐôk do Đại Đức Sơn Sang trụ trì. Chùa là nơi thờ phụng, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương. Ngôi chùa đã gắn bó và chứa đựng giá trị văn hóa, tinh thần hết sức thiêng liêng đối với người dân Khmer nơi đây. Chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, hằng năm tại chùa diễn ra nhiều lễ hội, ngày tết dân tộc như: Lễ Đôn Ta (Lễ cúng ông bà), Lễ Ooc om booc (Lễ cúng Trăng), Bonh Chôl vôsa (Lễ Nhập hạ), Ka thinatean. (Lễ dâng áo cà sa), Tết Chôl Chchnăm Thmây (Tết chịu tuổi)... Ngôi chùa đã gắn kết với đời sống văn hóa của đồng bào Khemer suốt bao năm qua.
Chùa Pô Thi PhĐôk được xây dựng theo kiến trúc tôn giáo bao gồm: Ngôi chánh điện, Sa la, thư viện, khu nhà thờ Hòa thượng Cao Cương, giảng đường, lò hỏa táng, tháp để cốt. Ngôi Chánh điện được xây dựng lại năm 1997, có hai mặt, mỗi mặt có hai cửa ra vào. Phần mái Chánh điện là một kết cấu đặc biệt gồm hệ thống 03 cấp mái chồng lên nhau, mỗi cấp chia thành 03 nếp, giữa đỉnh mái có một chóp nhỏ, mái được lợp bằng tôn giả ngói. Bên trong Chánh điện, bệ thờ được đặt ở giữa gian trong cùng, trên bệ thờ đặt rất nhiều tượng phật Thích Ca với nhiều tư thế, kích thước và chất liệu khác nhau. Trần Chánh điện vẽ hoa văn, bốn vách tường được vẽ tranh sơn dầu về truyền thuyết của đức Phật. Hiện vật có trong di tích gồm 23 tượng phật các loại.
Buổi sinh hoạt cộng động của bà con thập tử tại chùa Pô Thi PhĐôk
Chùa Pô Thi PhĐôk gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống Mỹ kiên cường của quân, dân xã Kế Thành. Là nơi thuyết giảng giáo lý, dạy chữ Khmer cho các nhà sư, phật tử, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống. Đại đức Sơn Sang, Trụ trì chùa Pô Thi PhĐôk, cho biết: “Phật tử thường đến chùa cầu cho gia đình bình an, phúc thọ. Trong những buổi sinh hoạt cộng đồng, Ban Quản trị nhà chùa thường kết hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật để mọi người hiểu và làm theo”.
Với những giá trị lịch sử cách mạng của bổn tự, tháng 01 năm 2016, chùa Pô Thi PhĐôk được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh./.
Lữ Giàu – Sở VHTT & DL Sóc Trăng
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
- Nhu Gia – Thạnh Phú ( Kỳ Cuối )
- Đại Tâm – Xoài Cả Nả - (Kỳ 3)
- Nhu Gia – Thạnh Phú – Kỳ 1
- Tìm hiểu địa danh Nhu Gia
- Tìm hiểu địa danh “Tà Lọt”.
- Những làng nghề dưới lũy tre.
- Hội nghị triển khai nhiệm vụ hệ thống...
- Bảo tàng Sóc Trăng với những hoạt động...
- Huyện Mỹ Tú tổ chức hội thao mừng...
- Sóc Trăng có 7 nghệ nhân được phong...
- Công tác chuẩn bị cho Hội thi Giai...
- Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, chúc mừng...
- Tổng kết và trao thưởng Giải Báo chí...
- Báo chí Sóc Trăng vững bước trên chặng...
- Đài PT&TH Sóc Trăng tổng kết công...
- Họp mặt đội ngũ công tác viên truyền...
- Khai mạc Hội thi Đờn ca tài tử...
- Liên hoan Dân ca Khmer khu vực ĐBSCL...
- Ngày thi diễn thứ 3 Liên hoan Dân...
- Khai mạc Liên hoan Dân ca Khmer khu...
- Đài PTTH Sóc Trăng làm việc với các...
- HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện...
- Trao giải Hội thi Nhà nông tài tử...
- Chi đoàn Đài PTTH Sóc Trăng phối hợp...
- Kết thúc Giải Bóng đá Nhi đồng tranh...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.