TÌNH QUÊ - Trần Thị Hồng Thắm (Lượt xem: 1066)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Cứ mỗi lần về thăm quê là lòng tôi lại dâng lên một tình cảm khó tả, như đang diễn ra ngay trước mắt mình, mặc dù những tình quê ấy đã hơn 30 năm rồi.

Tình quê
(Nguyên bản của tác giả)
Trong chiến tranh, quê tôi (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) là vành đai trắng nên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mới về xây dựng lại quê hương, vì vậy có thể nói tất cả là con số 0: Không đường, không điện, không nước sạch, không trường,…
Nước sinh hoạt ngày đó chỉ nhờ vào nước kênh hay tập trung ở một ao lớn của một gia đình trong xóm. Qua một ngày làm việc vất vả, chiều đến những chị em phụ nữ, những trẻ con được mẹ dắt đến ao để tắm rửa, giặt quần áo. Tiếng cười của trẻ con được đùa nghịch với nước vang lên liên hồi, tiếng các chị, các mẹ hỏi đủ chuyện trong ngày: - Hôm nay câu được mấy ký cá vậy? - Hôm nay nhổ được mấy neo bàng? - Hôm nay đi xúc cá được nhiều không?,...Sao khi tắm rửa, giặt đồ xong, các chị, các mẹ tranh thủ gánh thêm một gánh nước để về nhà phục vụ bữa cơm tối gia đình.
Cuộc sống không điện cho nên vào những ngày trăng sáng thật là vui, giống như một quy luật tất yếu, cứ trăng sáng là mọi người tập hợp lại nhà có sân rộng và bằng phẳng để vui chơi và làm việc. Lũ trẻ chúng tôi thì tập hợp lại đàn ca, múa hát cho đến khi nào cảm thấy buồn ngủ mới chạy về nhà. Lũ trẻ thì vui chơi, còn người lớn thì tranh thủ xỏ màng trúc hoặc giã bàng, giã xong thì bó lại thành từng neo nhỏ bằng hai tay nắm hoặc ngồi đươn đệm hoặc là đươn thúng, nia, rổ, rế…để kịp phiên chợ sáng mai. Nếu đến mùa lúa chín thì cắt lúa, đập lúa; đến mùa cấy thì tranh thủ nhổ mạ ban đêm để sáng mai cho kịp công cấy, đôi khi cấy cả ban đêm; mùa tát đìa thì tranh thủ đêm trăng sáng tát nước vần đổi công nhau hay cảnh gánh nước đêm trăng của các cặp đôi yêu nhau như lời của một bài hát: “Sương thu lạnh bao trùm khắp nẻo, trăng đêm nay dìu dịu cả không gian, tôi với em đi gánh nước cạnh đình làng, mùi cỏ dại mơ màng trong đêm vắng”. Ôi tình quê sao đằm thắm và trong sáng quá! Bây giờ tình yêu đôi lứa đôi khi chỉ quen qua mạng,..
Ngày xưa, muốn có gạo ăn thì phải xay lúa bằng cối xay. Cối xay lúa được làm bằng tre đan vanh tròn cho thớt trên và thớt dưới, sau đó đổ đất sét ẩm vào dầm kỹ. Thớt trên có cái họng gỗ vuông ở giữa. Một thanh ngang bằng gỗ hoặc luồng xuyên qua vành thớt trên, phần thừa ra là 2 tai có lỗ để cắm giằng xay. Giằng xay hình chữ T, một đầu có trục để cắm vào tai xay, còn đầu chữ T để hai tay nắm chặt, đẩy thớt trên quay vòng. Giằng xay được cố định bằng giây thừng buộc lên trên xà nhà. Thóc xay xong phải sàng sảy cho hết trấu, chỉ còn gạo lật để giã. Đêm trăng đến, các bà, các anh, các chị tranh thủ giã gạo. Cối giã gạo có thể bằng đá hoặc bằng gỗ, dạng hình trụ, lòng cối được khoét sâu để khi giã gạo không bị đổ ra ngoài. Chày giã gạo được làm bằng gỗ rắn và chắc, có dạng hình chữ T. Giã gạo có thể từ 2-3 người cùng giã theo nhịp chày cắc cụp cum, cắc cụp cum. Những anh chị có tình cảm với nhau thì đêm trăng giã gạo là đêm hẹn hò công khai mà không sợ bị cha mẹ la rầy.
Ngày nay, do máy móc sẵn, nhất là máy xay gạo phổ biến, có thể chạy đến từng nhà để xay mướn. Vì vậy, những chiếc cối xay lúa, cối giã gạo đã dần bị quên lãng theo thời gian và cảnh giã gạo chày hai, chày ba dưới trăng không còn nữa.
Ngoài ra, khi nhà nào có việc cưới, gả, thì xóm dưới làng trên cùng xúm lại phụ nhau, mỗi người lo mỗi việc, người thì đi đốn tre để về dựng rạp, người thì đi kiếm cây đủng đỉnh(1) về để làm cổng hoa, người đi cắt dây bòng bong(2) để trang trí xung quanh rạp, người thì chạy lo mượn bàn, ghế, nồi, chén,…Cuộc sống tuy vất vã nhưng chứa chan tình người, cùng hỗ trợ nhau làm, mọi người thường xuyên gặp gỡ nhau, chuyện trò vui vẻ.
Ngày nay, do cuộc sống có nhiều điều kiện đầy đủ nên đám cưới không cần phải lo trước 3-4 ngày, chỉ cần một buổi để dựng rạp trang trí, bàn ghế; nấu ăn thì đã thuê chổ chuyên nấu đám cưới họ lo. Ngày xưa chổ đám cưới là chổ bà con, những người ở xa về, làng xóm gặp nhau để hàn huyên, hỏi thăm nhau. Bây giờ, khi đến dự đám cưới thì nhạc hát inh ỏi điếc cả tai, nhức cả đầu, mọi người muốn hỏi thăm nhau phải cố gắng nói thật to để nghe. Vì vậy, chỉ muốn ăn nhanh mà đi về.
Ôi! Kể sao hết những tình quê ngày ấy vừa ấm áp, vừa dạt dào, biết bao giờ tìm lại được./.
Trần Thị Hồng Thắm
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.