Tình quê - Nguyễn Văn Lễ (Lượt xem: 527)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"

Cập nhật: 30/05/2017

Cơn mưa đầu tiên đang trút xuống trước mặt chúng tôi, chú Năm bước lại vỗ vai tôi, mắt nhìn ruộng lúa mênh mông đang tắm dưới mưa rồi nói: trận này khỏi lo thiếu nước nữa rồi. Chú Năm vừa nói vừa cười có vẻ mừng lòng. Suốt mấy tháng qua trời hạn nặng không có mưa, nước tưới tiêu chú dự trữ trong ao đã hết, trận mưa này như đã cứu sống ý mãnh đất, cứu sống tương lai và ý chí hai đứa con của chú.

Tình quê - Nguyễn Văn Lễ
Tình quê

 (Nguyên bản của tác giả)

 

Chú Năm năm nay chừng năm mươi tuổi là dân nông nghiệp. Chú có hai người con, con trai lớn đang là sinh viên năm hai trường Đại Học Cần Thơ, con gái út đang học lớp mười hai. Bao nhiêu chi phí cho hai đứa đều do mãnh đất này lo cả.

Tôi cười và nói: chú lo làm gì, trời đang lúc vào mùa mưa, không chừng ít lâu chú lại phải tháo nước ra. Chú Năm nói: chú còn lo đủ thứ con à, mùa mưa gió này sanh ra đủ thứ bệnh, rồi đến lúc bán ra giá không như ý lại khổ cho hai đứa con của chú.

Mới đó mà trời đã trực xuế, mưa vẫn tiếp tục làm cho ruộng của chú sắp ngập. Chú choàng lấy tấm cao su, đội cái nón lá, vác cây cuốc bước vội ra một góc ruộng, chú đào một đường cho nước rút. Nhìn chú lam lũ mà tôi thấy thương và cảm phục những người nông dân, thấy yêu quý và trân trọng hơn những hạt cơm trắng tinh mà mình ăn.

Màn đêm đã buông xuống, mưa cũng đã tạnh. Không giang vùng quê sau cơn mưa thật trong lành. Tiếng ếch, nhái kêu rang như buổi hòa âm. Chú Năm rủ tôi đi bắt nhái: con theo chú đi bắt nhái không ? Tôi gật đầu rồi cầm cây đèn pin đi theo chú.

Tôi và chú chỉ rảo qua vài mãnh ruộng mà đã có vài chụt con nhái và hai con cá lóc đồng nặng gần ba kí. Chú Năm  và tôi cùng chiến lợi phẫm của buổi đi săn trở về, tăm rửa rồi nghỉ ngơi.

Trời hừng sáng, tôi cũng đã thức, chú Năm còn thức sớm hơn tôi. Tôi thấy chú đang ở ngoài đồng lom khom làm việc gì đó ? Mặt trời đằng đông ló dạng, cảnh bình minh ở vùng quê thật đẹp,có chim kêu ríu rít rất vui tai. Chưa bao giờ tôi có dịp ngắm cảnh bình minh như lúc này vì tôi sống và lớn lên ở thành phố, tiếng xe cộ ồn ào, đầy khói bụi, nhà thì cao chót vót không nhìn được gì cả muốn nhìn được bình minh là cả một vấn đề. Lúc lâu sau chú Năm vào nhà mang theo mang theo một mớ rau đồng và vài nhánh sả. Chú nói: mớ nhái đêm qua chú đem xào sả ớt, cá lóc thì đem nấu canh chua một con còn một con đem kho, mớ rau này thì ăn kèm. Con ở thành phố chắc không có được ăn mấy món này mà nếu có ăn thì hương vị nó cũng khác xa. Nói rồi chú bước xuống bếp, tôi cũng xem lại bài luận văn của mình. Xem được một lúc thì tôi ngửi thấy hương thơm, một mùi hương ngào ngạc làm cho bụng dạ cồn cào, cùng lúc chú Năm bưng ra một mâm thức ăn nóng hổi, khói tỏ nghi ngút. Chú kêu tôi: con để ở đó, đi sang mời bác Hai qua đây ăn cơm chung cho vui. Tôi đi sang ngôi nhà cách chừng hai công đất để mời bác Hai, bác là người cùng xóm cũng là anh ruột chú Năm. Chú Năm ở nhà đã chuẩn bị một chai rượu thuốc để lai rai. 

Hương vị đồng quê thật khó tả, nó rất là ngon miệng vừa ngon lại vừa say, say cái nghĩa, cái  tình mến khách của người nhà quê.

Chừng độ tháng sau đã vào mùa rặt, giá lúa cũng đỡ cho người trồng. Chú Năm tính vụ này cũng đủ để lo cho hai đứa con chú. Chú có vẻ mừng lòng, nét mặt không còn lo lắng như trước kia nữa. Tôi cũng phải trở về thành phố vì thời gian cho bài luận văn đã sắp hết. Tôi thưa chuyện với chú Năm, chú có vẻ buồn, chú nói: mấy tháng qua con ở đây, chú cũng xem con như là con, cháu ruột trong nhà, nhờ con mà chú có người trò chuyện, chú cảm thấy không còn cô đơn. Giờ con về rồi chắc chú buồn lắm đây, nhà lại vắng như trước. Con đi thế có trở lại nữa không ? Tôi thấy ngẹn ngào khó nói khi nghe chú tâm sự: con về lần này để hoàn thành việc học và rồi  ra làm việc, có thời gian  con sẽ trở lại thăm chú lâu hơn. Tôi hỏi về chi phí ăn, ở mấy tháng nay để trả cho chú nhưng chú không nhận. Chú hỏi khi nào tôi mới về, tôi nói là sáng mai, chú ..ờ!. ..Nhanh quá, chú chưa chuẩn bị gì cả !

Tôi sửa soạn đồ đạc và xem lại lần nữa bài luận văn. Rồi cũng hết ngày, suốt hôm nay chú Năm cứ buồn buồn không nói gì cả. Tối đến chú mới kêu tôi: con đi qua thưa với bác Hai con về chưa ? Tôi cũng quên mất bác Hai nếu chú không nhắc.

Sáng sớm hôm sau tôi đã chuẩn bị bắt chuyến xe để trở về. Chú Năm và cả bác Hai ra tiển tôi. Nè con đây là ít trái cây, chú bẻ trong vườn, vùng quê nên không có gì quý giá. Bác Năm thì bác đây cũng chẳng có gì ! Bác tặng con mấy cuốn sách chỉ dạy về kỹ thuật làm nông.

Rồi cũng đến lúc chia tay, xe chở tôi xa dần, xa dần. Ở sau, bác Hai và chú Năm vẫn đứng đó.. Chú Năm dùng tay lau khóe mắt hình như chú đã khóc thì phải ? Trong lòng tôi lại ngẫm lại câu thơ mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viết mà đau thắt lòng : "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !"... Xe cứ băng băng chạy qua cánh đồng lúa chính bát ngát màu vàng, xa xa lại có bác nông dân đang cần cù làm việc. Hình như hôm qua "Mưa đã rơi ?".

 

Họ và Tên: Nguyễn Văn Lễ

Địa Chỉ: Số nhà 32, Ấp Ca Lạc, Xã Lạc Hòa, Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng

                       


TIN LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online