Tết lớn (Lượt xem: 705)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"

Cập nhật: 05/01/2017

Đã gần 17 năm trôi qua, đây là lần đầu tiên gia đình anh Hoài ăn tết lớn. Quây quần bên mâm cơm trong căn nhà mà anh vừa cất xong.

Tết lớn
Tết lớn
(Nguyên bản của tác giả) 
Phảng phất mùi vị thôm nồng của nồi thịt kho tàu, một món ăn truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu trong những ngày tết, vị ngọt thanh thao của trái dưa hấu và hương vị thơm nồng của hương gạo mới.Trong gương mặt mọi người ai cũng cười vui. Nhưng đối với anh Hoài anh không sao quên được câu chuyện xảy ra cách đây gần 17 năm.
“Ở hiền thì gặp lành”: Mới đó mà đã gần 17 năm trôi qua. Ngày anh Hoài và chị Thương đến hỏi nhà Bà Hai cho ở nhờ, hàng ngày làm công việc cho bà chỉ đổi lấy hai bửa ăn. Bà Hai là người giàu nhất ở cái xóm này nhưng sống rất tốt bụng, biết thương yêu đùm bọc, lúc nào bà cũng xem vợ chồng anh Hoài như là người nhà. Vài năm sau bà cất cho anh Hoài một căn nhà trên phần đất của bà cách đó không xa.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo. Hàng ngày đi học Thủy phải đi nhờ xe của Trung, dù gia đình rất khó khăn nhưng anh Hoài vẫn lo cho con đến trường đến lớp, trong suy nghĩ của anh: “Cuộc sống của mình đã nghèo khổ không có gì đáng giá để cho con thì cố gắng lo cho nó cái chữ để mai sau nó làm vốn”, đó là cái vốn rất quý giá “ Hy sinh đới bố cũng cố đời con”. Thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình, khi đi học về là Thủy chạy ngay ra đồng phụ giúp Cha Mẹ dậm lúa nhổ cỏ mướn cho người ta. Là một cô gái ở quê quanh năm suốt tháng lam lũ với ruộng đồng nhưng lúc nào nước da cũng trắng trẻo hồng hào không đen đúa như bao cô gái khác sống ở quê. Có hôm trời đang nắng bổng đổ cơn mưa to. Trung nhìn sang nhà Thủy thấy cửa còn khép, nhìn ra ruộng thấy Thủy đang ngồi co rút ở gốc bờ với cái nón nhỏ xíu che chưa kính cái đầu, Trung vội vào nhà lấy tấm cao su chạy ngay ra đồng che mưa cho Thủy. Cha Mẹ Thủy nhìn ra, Bà Hai mẹ Trung đứng trong nhà cũng nhìn ra không ai biết đó là tình bạn hay là …? Có lần hai đứa lặn hụp với cái kênh nội đồng mò cá bắt cua rồi mang lên bờ đốt rơm nướng, nhìn hai đứa ăn mẹ thủy nói thầm trong bụng: Con người ta là con nhà giàu món ngon vật lạ gì mà không có, chỉ tội nghiệp cho mình, nhìn hai đứa ăn vui đùa bà cũng vui theo nhưng trong niềm vui ấy là một nỗi lo, bà sợ con mình rơi vào hoàn cảnh mà bà đã gặp phải cách đây gần 17 năm.
Còn mẹ Trung. Thấy gia đình anh Hoài nghèo khó nhưng cố trí làm ăn, năm đó bà cho gia đình anh Hoài mượn ba công đất. Giống, phân bón, thuốc trừ sâu bà cũng ra luôn, anh Hoài chỉ việc bỏ công chăm sóc đợi đến ngày thu hoạch.
Có được mấy công ruộng anh rất mừng. từ sáng sóm là anh đã có mặt trên mẩu ruộng của mình, anh nâng niu vuốt ve từng cây lúa, nhổ từng bụi cỏ. Ai đi ngang qua mấy công ruộng của anh cũng xầm xì khen. Có lẻ ông trời không phụ lòng người, mấy công đất của anh vụ nào anh cũng thu được gần 200 giạ. Có năm Bà Hai bảo: Mấy công ruộng ở cập miếng vườn làm lúa năm nào cũng chẳng thu hoạch được bao nhiêu vì bị chuột phá, tôi cho chú mượn trồng dưa bán tết. Nếu có trái to thì mình mang ra chợ bán, còn trái nhỏ thì mình bán ở xóm. Một lần nữa Bà Hai tạo cơ hội cho anh Hoài. Xuất thân từ gia đình nghèo khó quanh năm anh hoài chỉ biết đi làm mướn làm thê để có cuộc sống qua ngày đâu biết gì đến kỹ thuật trồng dưa.

“ Không có việc vì khó
        Chỉ sợ lòng bền”.

Một lần nữa ông trời không phụ lòng người. Năm đó anh Hoài được cả hai, lúa được mùa lại bán có giá. Còn ruộng dưa của anh trái rất to, các thương lái vào đến ruộng mua nhưng anh chỉ bán một phần. Phần còn lại anh mang về nhà bán cho bà con ở xóm. Trong thâm tâm anh lúc nào cũng nghĩ đây là quê hương thứ hai của mình, gần 17 năm qua bà con ở đây giúp đỡ gia đình mình rất nhiều, nhưng mình đâu có gì để trả ơn cho người ta, nay có được ít dưa mình bán rẽ cho bà con ở xóm, ai đến mua dưa khi mua xong anh tặng thêm một cập làm quà ăn tết, xem như mình trả ơn một phần nào đó cho họ. 
Hôm nay ngồi trong căn nhà khang trang, lúc nào anh cũng nhớ đến quê hương. Chỉ vì bốn chữ “ Môn đăng hộ đối ” mà anh Hoài và chị Thương phải sống phiêu bạt nơi đất khách quê người, ra đi không một đồng xu dính túi với cái bào thai gần năm tháng mà chị Thương đang mang. Nhà chị Thương rất giàu có, hơn nữa chị Thương là đứa con gái duy nhất trong gia đình, còn anh Hoài cuộc sống nghèo khổ khó khăn, chính vì phân biệt giàu nghèo mà gia đình chị Thương chia cắt mối tình của hai người. Nhưng khi họ thật sự yêu nhau thì dù có bão tố phong ba họ cũng vượt qua.
Niềm vui nối tiếp niềm vui. Đứa con gái lớn của anh đã thi đỗ vào Đại học, chị Thương vợ anh đã sinh cho anh một bé trai kháu khỉnh. Niềm vui lớn nhất của gia đình anh là tết năm nay có cả cha mẹ anh và cha mẹ vợ cùng đón tết tại gia đình anh. Nhân dịp có đông đủ, bà Hai mẹ Trung cũng qua thưa chuyện: Khi nào thằng Trung và cháu Thủy tốt nghiệp Đại học anh chị cho gia đình tôi bước đến, lúc nào tôi cũng muốn cháu Thủy về làm dâu trong gia đình. Đúng là năm nay gia đình anh Hoài ăn tết lớn.


Địa chỉ liên lạc : Võ Huy cách. UBND xã Vĩnh Hưng A, H Vĩnh Lợi, T Bạc Liêu.
 
 

TIN LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online