Nỗi thống khổ của người nông dân khi làm ra hạt gạo - Trần Thị Mỹ Lệ (Lượt xem: 2636)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Tuổi thơ tôi lớn lên cùng chúng bạn trên đồng ruộng. là những bước chân lon ton chạy theo mẹ ra đồng cắt cỏ, lớn lên trên luống cày của cha, khôn lớn cùng gánh mạ non của mẹ, tôi chứng kiến và thấm đẫm nỗi khổ cực của cha mẹ khi làm ra hạt gạo. tôi thấy trân trọng và nâng niu bát cơm mình ăn mỗi ngày hơn

Nỗi thống khổ của người nông dân khi làm ra hạt gạo
(Nguyên bản của tác giả)
Lách tách trên mái nhà, rồi nó đổ ào một cái. Mưa ! mưa thật rồi! lũ bạn phòng tôi hét lên. Đúng là mưa thật, tôi đứng ngoài hiên nhà ,hứng những giọt nước mưa đất trời hà nội, nước mưa tạt vào ướt lạnh cả mặt, chạnh lòng, tôi nhớ cảnh chạy mưa ngày mùa trên đồng quê tôi.
Tuổi thơ tôi lớn lên cùng chúng bạn trên đồng ruộng. là những bước chân lon ton chạy theo mẹ ra đồng cắt cỏ, lớn lên trên luống cày của cha, khôn lớn cùng gánh mạ non của mẹ, tôi chứng kiến và thấm đẫm nỗi khổ cực của cha mẹ khi làm ra hạt gạo. tôi thấy trân trọng và nâng niu bát cơm mình ăn mỗi ngày hơn.
Thấm đượm mà mặn nồng, trong câu hát ru con, là đàn cò trắng bay lả bay la, là tiếng hát à ơi của người nông dân giữa nhịp sống sinh hoạt đời thường, họ hát lên câu hát:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Nông nghiệp là vất vả khó khăn, lớn lên đồng hành cùng với ruộng đồng, tôi càng thấu hiểunó hơn. Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt , nó có thể đến bất cứ lúc nào. Trong bức tranh của chàng họa sĩ tài ba, con người ta thường thấy những cánh đồng lúa xanh rì rào thì con gái, là những tấm thảm vàng trải dài mênh mông bất tận, nhưng mấy ai thấy được góc khuất của bức tranh mượt mà ấy.
Người ta đi cấy lấy công
Còn tôi đi cấy thì trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Tôi thấm đượm sự trông mong của ông cha ta trong những câu ca dao.an nhiên một cách kì lạ. tôi lớn lên trong nhịp sống, trong mùa vụ của làng quê. Là tiếng loa giữa trưa của bác trưởng thôn : “loa loa, chúng tôi xin thông báo, đã đến ngày ủ giống, bà con chúng ta bắt đầu ngâm giống để ủ cho kịp để tránh đợt rét này nhé”.Lại là tiếng loa chiều tà “loa loa loa, thông báo gần xa,bà con ai chưa lấy bao bóng để tủ mạ thì khẩn trương về nhà văn hóa xóm để lấy , chuẩn bị có đợt rét đậm rét hại nhé”. Trong vách nhà nhỏ, tôi nghe tiếng trò chuyện của bác hàng xóm : “này bà ,nhà bà đã đổ giống ra chưa, để lâu kẻo nó chín lại không nảy mầm được đấy”. cuộc sống của những người nông dân cứ như thế, ngày ngày lo toan cho mùa vụ.
Tưởng chừng đâu, công đoạn ngâm giống để ủ, những hạt thóc nảy mầm đem đi gieo trồng, rồi đến thì con gái, lổ bông, nặng trĩu hạt, chín vàng khi ấy người dân đã an lòng và bớt lo toan. Nhưng chưa đâu, tôi đã cùng bố mẹ chạy những cơn mưa rào đem lúa về nhà , để lúa đỡ ngẫm nước, nảy mầm , lại không ăn được.
Mùa mưa về trên miền đất quê, trên những mùa vụ còn đang dang dở thời kì thu hoạch, bà con nơm nớp lo sợ, mong ngóng tin tức dự báo thời tiết từng giờ, ngày đêm khẩn trương thu hoạch lúa về, phơi phong, chỉ khi nào lúa đã thành gạo trong chum bà con mới yên lòng.
Chẳng biết thế nào, tạo hóa ban tặng cho miền trung quê tôi cái tiết trời thất thường, lúc nắng thì nắng nứt đất nẻ đai, lúc mưa thì hối hả không bao giờ chịu ngớt. nó dở hơi ẩm ương lắm, nó luôn đẫy đà làm mình, làm mẩy với những người nông dân suốt ngày chỉ gắn với đồng, với ruộng.
Mưa ngày mùa, nó bất chợt không cho ai chuẩn bị gì,mây đen sám xịt cả bầu trời, gió thổi tan tác những cọng rơm lơ thơ còn xót lại trước ngõ bay tung tác lên, bầu trời như đổ ập xuống, ai nấy đều chạy toán loạn lên, hò hét nhau, ai nấy đều khẩn trương ôm những bó lúa phơi khô chất lên xe bò chở về. tiếng cô hàng xóm quanh nhà tôi hò hét thằng con về chạy lúa ở nhà, hốt lúa đang phơi ngòai sân vào nhà, kéo bạt lên kẻo mưa lại trôi hết.
Những chú bê non chạy toán loạn tìm mẹ, gió ầm ầm như hối thúc, như muốn xô đến xé rách chiếc nón lá của mẹ. tôi thương bà nội trong những cơn mưa dở trời ngày mùa, nó hành bà tôi phải oằn mình bê những thúng thóc to vào nhà kẻo ướt.
Mưa ơi, xin mưa đừng đến, chúng tôi vừa chạy mưa, vừa lẩm bẩm cầu xin như thế, chúng tôi đã ước có ông bụt của cô Tấm xuất hiện để kéo mưa lại, để chiếc xe bi kéo lúa về kịp đến nhà.
Chắc lời nguyện ước của chúng tôi chưa kịp đến với ông bụt kia. mây đen xấu xa đã cho mưa xuống, mưa rơi lách tách trên những tán lá, mưa thấm vào tấm áo nâu của mẹ chưa kịp ráo mồ hôi, tôi thấy ánh mắt tuyệt vọng của biết bao người nông dân chân lấm tay bùn như bố mẹ tôi. Và rồi ngay mai nắng lên, họ phải bắt đầu lại từ đầu, đem thóc rạ ra phơi, hạt gạo khi được xay ra sẽ không vẹn tròn nữa, nó sẽ bị giã nát ra do ngẫm nước mưa.
Thời kì gian khó đã đi qua, không còn cảnh đói khát, cảnh nghèo khổ ăn cơm độn sắn nữa, nhưng bát cơm bây giờ cũng mặn mòi không kém, nó có vị đắng của giọt mồ hôi của bố mẹ ta và những người nông dân thật thà chân phác kia bỏ ra, nó có cả những cơn mưa rào chạy vội của mẹ, của bố, của những đứa em thơ.
Chiều nay, trên một bầu trời xa lạ nơi thành phố, trên một góc khác của bầu trời Hà Nội, tôi hứng hờ nhìn về phía xa kia, không biết chuyến lúa chiều nay của bố mẹ có về kịp nhà không, cầu mong trời yên, biển lặng cho những người nông dân ở quê nhà đỡ khổ, để họ có bát cơm ngon ngọt sau bao ngày chăm bẵm.
Tôi giận hờn cả cơn mưa rào.
quê quán : xã lưu sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an
công việc hiện tại : sinh viên trường đại học lâm nghiệp việt nam
emai : lehai0896@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.