Nhớ cây lúa nổi năm xưa - Nguyễn Hoàng Lâm (Lượt xem: 2153)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"

Cập nhật: 24/02/2017

Nhớ lại hình ảnh ngày xưa lúc ba tôi trồng lúa nổi – đời sống thật cơ cực, làm lụng vất vả, mặt nám, tay chay. “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để đổi lấy chén cơm manh áo, đã một nuôi dạy đàn con khôn lớn. Hình ảnh đó còn đọng lại trong tôi là một chuỗi dài kỉ niệm khó quên.

Nhớ cây lúa nổi năm xưa - Nguyễn Hoàng Lâm
Nhớ cây lúa nổi năm xưa

         (Nguyên bản của tác giả) 

           Cách đây hơn nửa thể kỷ trôi qua, khi dân số chưa phát triển, đất rộng người thưa, nông dân  cũng chỉ canh tác “cây lúa nổi” làm nguồn thu nhập chính. Thời đó vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhứt miền tây và vương quốc một thời của cây lúa nổi.

Khi máy móc còn hạn chế: trâu, bò, cây cày, cái bừa là phương tiện chính yếu gắn liền của người nông dân trồng lúa. Vào khoảng trung tuần tháng 3 âm lịch, có vài cơn mưa đầu mùa đất mềm mới bắt đầu dọn đất: tỉa bắp, trồng đậu, trồng khoai, đem trâu bò đi cày vỡ đất. Những chân ruộng sâu được cày trước từ tờ mờ sang trên đồng vang động tiếng “ví há”! hướng dẫn trâu bò cày đất. Các miếng ruộng sâu cách nhà gần 4 – 5 câu số nông dân phải lùa bò đi từ 3 giờ sang. Đến ruộng thả bò cho ăn cỏ, còn người thì dở phần cơm mang theo lót dạ chờ trời rạng đông mới bắt đầu làm việc, theo cách làm buổi đứng kéo dài tới 2 giờ trưa mới nghỉ.

Năm nào ít mưa đất cày xong, có năng được phơi ải cho cỏ chết, gặp lúc mưa dầm đất cáy, không rã lúc sạ phải thêm công cày trổ hay bừa lại hai tác cho đất nhỏ sạ lúa dễ lên. Các giống lúa sạ thời đó vàng tây, tàu thương, đuôi trâu… nói chung phần lớn các giống đều theo nước rất giỏi, nên chọn sạ ở chân ruộng thấp. Khi xạ thì sạ lúa khô, sạ rồi mới bừa dập cho kín lúa, đất nát nhỏ gặp mưa đất ướt lúa mau lên. Ít hao hớt do dế, chim, chuột phá hoại.

Lúa lên rồi không cần bón phân, không p hun thuốc, trừ sâu rầy, chỉ nhờ nước mưa nuôi dưỡng, rồi đến khi nước lũ tràn đồng, cây lúa vượt theo nước lũ mấy tháng nước lên. Gặp năm nước lớn, cây lúa dài hai đến ba thước  tây. Khi nước giựt cây lúa tượng đòng và trỗ bông ngã ngọn theo chiều gió.

Ba tôi có nghề giăng câu rất giỏi, ông biết nước giựt cái lóc đồng thường rút về bung, bàu trú ngụ thì ba tôi đem câu “bủa” ở đó. Cứ khoảng cách từ 1 – 1,2 m thì ba tôi vẹt một lỗ tròn xác gốc rạ khoảng 30 cm rồi móc mồi câu cá, bằng những con cua con nhỏ bằng đầu ngón tay loại mồi khoái khẩu cá lốc đồng, vì vậy cá dính câu rất nhiều, ăn không hết, má tôi đem ra chợ bán đổi lấy tiền mua thịt làm bữa cơm cho cả nhà ngon miệng.

Thời làm lúa nổi, miếng ruộng nào cũng có làm sân chứa lúa. Lúa chin rồi cắt gom về sâu chất thành đống hình nón, gọi là “cà lan”. Từ xa nhìn các “cà lan” lúa giống như kim tự tháp chen chúc mọc lên mỗi ngày một nhiều trên cánh đồng. Sau đó cào lúa thành từng bã cho trâu, bò kéo trục đi nhiều lần cho rụng hạt. nằm nào nước giựt trễ, thu hoạch lúa vào sâu trễ vì cận tết thì cứ để, ăn tết rồi sẽ đập

Lúa ra hạt rồi, cào gom vòng giê sạch rồi trữ vào bồ. Trước khi tết đến, ra giêng đem xay giã ăn dần trong suốt năm. Năng suất cây lúa nổi thấp hơn lúa cao sản ngắn ngày gấp bội, mỗi mẫu ruộng đạt trung bình 100 giạ lúa, được là trúng múa, nông dân làm ruộng ít chỉ đủ sống từng mùa là may.

Thời gian trôi qua, đồng ruộng mênh mông thẳng cánh cò bay như lịm dần vào quá khứ, bây giờ con diều giấy của trẻ thơ cũng không còn chỗ để bay cao. Miền quê đã đến thời đổi mới, người ta thâm canh tăng vụ sản xuất lúa ngắn ngày 1 năm 3 vụ lúa - ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ sản xuất. Tất cả công cụ đều bằng máy.

Nhớ lại hình ảnh ngày xưa lúc ba tôi trồng lúa nổi – đời sống thật cơ cực, làm lụng vất vả, mặt nám, tay chay. “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để đổi lấy chén cơm manh áo, đã một nuôi dạy đàn con khôn lớn. Hình ảnh đó còn đọng lại trong tôi là một chuỗi dài kỉ niệm khó quên.

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Lâm

Địa chỉ: số 188, tổ 9, ấp Phú Hoàng, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.


TIN LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online