Nghề nuôi Vịt chạy đồng (Lượt xem: 850)
>> TIN TỨC >> Đời sống - Xã hội
Cập nhật: 06/11/2024Từ xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, vợ chồng ông Ca Thành Mến và bà Lê Thị Thanh đến huyện Mỹ Xuyên để dựng chuồng nuôi 2.500 con Vịt đẻ trên cánh đồng đã thu hoạch lúa của xã Tham Đôn và Đại Tâm. Mỗi ngày khi hừng đông ló dạng và hoàng hôn xuống, vợ chồng ông bà thả và lùa đàn Vịt đi “kiếm mồi” trên đồng để Vịt đủ sức tạo trứng, về chuồng, vào ổ đẻ trứng ban đêm.
Ông Ca Thành Mến vui vẻ sau khi lùa Vịt về chuồng.
Gần 3 tháng nay, vợ chồng ông Mến thu trung bình được khoảng 1.700 trứng Vịt/ngày. Những vất vả quần vo, áo vận, lội nước, thụt sìn hàng ngày trên đồng không kể nắng mưa - thành quả này được xem là niềm vui lớn của vợ chồng ông Mến, vì con Vịt chạy đồng đã đem lại nguồn thu nhập để nuôi sống cả gia đình ông bà quanh năm, suốt tháng.
Rày đây mai đó đã hơn 30 năm theo nghề nuôi Vịt chạy đồng, hơn ai hết, vợ chồng ông bà đã chấp nhận việc “dãi nắng dầm mưa”, “ăn bụi, ở đồng, ngủ lều” theo chuồng Vịt để mưu sinh. Quyết sống với nghề nuôi Vịt chạy đồng, trong những lo toang vất vả ấy, vợ chồng ông Mến lại tìm thấy niềm vui, bình yên, hạnh phúc giữa chốn đồng quê không bon chen, xô bồ, khói bụi như nơi phố thị đông người.
Lùa Vịt ăn đồng lúa đã thu hoạch.
Khi mỗi sáng thức giấc, giữa những tiếng kêu “xổ chuồng” để đàn Vịt đi kiếm ăn là xen lẫn tiếng chim ca, cá quẫy, nhái hờn; gió sớm mơi đưa mùi rạ mới, hương lúa hoà trong cái nắng hừng đông, dang tay nhắm mắt hít không khí trong lành căng đầy lồng ngực… ông bà khởi động một ngày mới: lùa Vịt chạy đồng, “lụm” trứng bán cho người mua.
Đổ lúa cho Vịt ăn dặm khi lùa Vịt vào chuồng nhốt qua đêm.
Và khi nghe tiếng Bìm bịp kêu chiều, tiếng nhát nheng rỉ rả báo hiệu mặt trời thấp xuống rặng cây, bà lo vội bữa cơm chiều rồi phụ ông lùa đàn vịt về chuồng ngủ, vào ổ đẻ trứng. “Vịt chạy đến đâu, ông bà theo đến đó”, kết thúc một ngày mưu sinh, “Vịt ngủ đâu, ông bà ngủ kế bên đó”, niềm vui, nỗi lo toang chan hoà như vậy đã hơn 30 năm qua, vậy mà bà Thanh vẫn quyết “chừng nào nuôi hết nổi mới thôi chứ vợ chồng tôi tiếp tục theo nghề nuôi Vịt chạy đồng này”.
Nuôi Vịt chạy đồng để làm kinh tế gia đình nên ông Mến cho hay, “cứ 6 tháng 1 lần, ông tiêm phòng cho bầy Vịt của mình để phòng bệnh gia cầm”. Sau khi thu hoạch, Rạ chưa khô, đầu Vịt nhấp nhô ăn lúa đổ, lúa chét. Lần này chạy Vịt về xã Tham Đôn và xã Đại Tâm, ông bà được người dân nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ về nước sinh hoạt, khi thì mớ rau cải, nải chuối, trái dừa… Mỗi nơi ông bà đến dựng và dọn chuồng Vịt chạy đồng đều nhận được nghĩa tình sâu đậm của bà con địa phương. Bà Thanh chia sẻ: “Bà con xã Tham Đôn, xã Đại Tâm rất có thiện cảm vì thấy mình chạy đồng nuôi Vịt rất vất vả”.
Tuy cực, nhưng bà Thanh vẫn vui vẻ quyết theo nghề nuôi Vịt chạy đồng đến khi nuôi hết nổi mới thôi.
Tuy nhiên, “có chỗ, vợ chồng tôi chạy Vịt đến được vài ngày, lại tiếp tục dời đi chỗ khác” - dù chạnh lòng nhưng bà Thanh biết rằng, trong cuộc mưu sinh nuôi Vịt chạy đồng của ông bà đã có tình nghĩa của bà con xã Tham Đôn và xã Đại Tâm và lòng biết ơn của vợ chồng ông.
Niềm vui, nỗi lo trong hơn 30 năm theo ghề nuôi Vịt chạy đồng "rày đây mai đó" của vợ chồng ông Mến cũng như nhiều hộ nuôi Vịt chạy đồng khác dẫu còn nhiều vất vả, nhưng cũng chỉ để chăm lo cho gia đình cơm no, áo ấm, nuôi dạy con cái thành người có ích cho gia đình và quê hương, xứ sở./.
Thiện Nhận, Minh Thoại
TIN LIÊN QUAN
- Long Phú: Đình thần Phụng Tường đón nhận...
- Quyết tâm hơn nữa trong quản lý trật...
- Sử dụng phụ gia trong sản xuất, sơ...
- Hội Nạn nhân chất độc da cam-dioxin tỉnh...
- Trình diễn nhạc Ngũ âm xác lập kỷ...
- “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân...
- Công an Sóc Trăng bắt quả tang 3...
- Mất ngủ và những điều cần biết
- Ý nghĩa ẩn chứa bên trong điệu múa...
- Mỹ Tú: Ngày hội Đại đoàn kết toàn...
- Nghề nuôi Vịt chạy đồng
- Trần Đề: Ngày hội Đại đoạn kết tại...
- Cẩn trọng với bệnh truyền nhiễm ở trẻ
- Thạnh Trị: Ngày hội Đại đoàn kết toàn...
- Long Phú: Ngày hội Đại đoàn kết toàn...
- Kế Sách: Ngày hội Đại đoàn kết toàn...
- Trần Đề: Đời sống đồng bào Khmer vươn...
- Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng bắt...
- Mua bán người - Vấn nạn nhức nhối
- Tăng cường công tác đảm bảo an toàn...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới
- Biến đổi khí hậu gây thiệt hại ngang khủng hoảng tài chính
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh tăng theo lương cơ sở
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.