NGHỀ CỦA BA (Lượt xem: 1620)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Năm nào cũng vậy, hễ cứ đến mùa cá thì ai ai cũng háo hức, chứ không riêng gì tôi, ngay cả những đứa trẻ trong xóm, đứa nào cũng hăm hở vì được ba cho đi theo để bắt cá. Đứa thì cầm nơm, đứa thì quải bị, tụi nó xông xáo cứ như bầy vịt đang thả lang ngoài đồng. Mới tờ mờ sáng mà cả xóm đã rộn ràng hẳn lên, kẻ thì hú, người thì kêu. Tôi cũng tranh thủ bới xoong cơm bỏ vào bịt cột chặt, múc thêm chai nước rồi cùng ba ra đồng.

Nghề của ba
(Nguyên bản của tác giả)
Mùa nước nỗi là mùa mà những người dân chuyên sông bằng nghề cá như chúng tôi lại rạo rực. Đủ thứ các loại hình bắt cá, nào là thả lưới, đặt lợp, câu... Riêng cái nghề đẩy côn làm bọn trẻ xóm tôi ai cũng mê, vì nó dễ làm mà còn bắt được nhiều cá: nào là cá rô, cá lóc, cá rô phi... nhìn ham lắm. Tôi còn nhớ như in những năm tháng ấy, những năm tháng gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với cái tuổi học trò. Sáng cắp sách đến trường, chiều về lại được đi ra đồng cùng với ba bắt cá.
Tôi cũng chẳng biết từ bao giờ, cái nghề đẩy côn lại gắn bó với ba như vậy. Tôi chỉ biết là gần 20 năm nay ba chưa bao giờ có ý định từ bỏ nó. Chắc có lẽ là vì cuộc sống mưu sinh, hay chỉ vì ba yêu thích công việc đó. Ba yêu quý chiếc xuồng nhỏ cũ kĩ mà hằng ngày mẹ đưa tôi ra bờ kênh sáng để đi học, ba yêu từng con nước vì nước về mang theo cá lên đồng, nguồn thu nhập chính của gia đình. Ba yêu từng cánh đồng vì nơi đó in hằng sâu những dấu chân của ba và chứa đựng không biết bao nhiêu mồ hôi của mẹ vào những mùa gặt lúa.
Năm nào cũng vậy, hễ cứ đến mùa cá thì ai ai cũng háo hức, chứ không riêng gì tôi, ngay cả những đứa trẻ trong xóm, đứa nào cũng hăm hở vì được ba cho đi theo để bắt cá. Đứa thì cầm nơm, đứa thì quải bị, tụi nó xông xáo cứ như bầy vịt đang thả lang ngoài đồng. Mới tờ mờ sáng mà cả xóm đã rộn ràng hẳn lên, kẻ thì hú, người thì kêu. Tôi cũng tranh thủ bới xoong cơm bỏ vào bịt cột chặt, múc thêm chai nước rồi cùng ba ra đồng.
Hơn 6 giờ, chúng tôi đã đi đến nơi. Cánh đồng vào buổi sớm yên ắng lắm. Chỉ có tiếng nói cười của chúng tôi. Tiếng lội nước xẹt xẹt của ba, tiếng kéo xuồng của cậu, tiếng hát nghêu ngao của thằng Út Hoàng. Cánh đồng bao la trắng xóa một màu nước, những giọt sương sớm còn động lại trên từng kẻ lá, tiếng chim hót, tiếng vịt kêu in ỏi cả cánh đồng. Xa xa lại thấp thoáng một vài bóng dáng đang khom lưng đỗ vớn hay cuốn lưới...
Tranh thủ gáp xong giàn côn, ba uống ngụm nước rồi mọi người bắt đầu xuất phát. Ba nói: “phải căng hàng ngang mới bắt được cá vì nước lớn, cá thưa, đi lẻ tẻ là chiều nay móc bọc luôn”. Lúc đó tôi với thằng Út Hoang cười rân lên như đắc ý. Theo như kinh nghiệm nhiều năm của ba thường thì vào buổi sáng cá chúi rất mạnh, khi trời bắt đầu đứng bóng cũng là lúc cá chúi ít, tới lúc xế chiều thì cá mới chúi mạnh trở lại.
Tôi trân quý cái nghề của ba, cái nghề vất vả trăm bề, phải đội nắng dằm mưa ở ngoài đồng ruộng suốt ngày chỉ để có được từng con cá mang về. Để mẹ có cái để bán đổi lấy bó rau, kí gạo. Người ta nói cái nghề ông cậu này, nhiều lúc cũng tùy vào may mắn nữa. Hôm nào trúng mánh thì kiếm được 5,3 kí cá. Còn hôm nào thất bát thì 1,2 kí có khi chỉ đủ ăn mà thôi. Riêng cái nghề này rất sợ trời mưa, ông trời mà mưa thì sẽ không thấy cá chúi được. Những ngày như vậy toàn là những ngày thất bát sẽ chẳng bắt được bao nhiêu. Đến chiều về, tôi và ba tranh thủ đi nhổ ít nắm năng, hay vài bụi bông súng đồng đem về chấm mắm kho ở nhà mẹ nấu. Ai đã từng ăn mắm kho, dù chỉ một lần, chắc sẽ nhớ mãi hương vị ấy, cái hương vị đậm đà với những nét đặc trưng riêng của nó mà những người nông dân hay ví von qua từng câu hò, giọng hát: Hò ơ...
Đồng tháp mười cò bay thẳng cánh
Nước đồng mười lóng lánh cá tôm
Ai muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô đồng tháp ăn cho đỡ thèm.
Tuy cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi đó chính là quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, là gia đình nơi mà tình yêu thương luôn hiện hữu. Những bữa cơm chiều ngon miệng với đầy đủ các thành viên và đầy ắp tiếng cười. Nghề của ba tôi là như vậy đó. Tôi sẽ chẳng thể nào quên dáng người gầy gụa của ba trên từng cánh đồng quê hương. Những nụ cười vui mừng, hiền hòa khi ba bắt được cá. Và cả những ánh mắt suy tư, nét mặt u buồn sau những ngày mệt nhọc thất bát trở về nhà. Tuổi thơ của tôi gắn liền với những cánh đồng, những con trâu, bầy vịt. Gắn liền với ơ cá kho của mẹ và với cả cái nghề của ba. Đó là cả những hồi ức đẹp, nó hằng sâu vào trái tim tôi, một người con xa quê.
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.