Mùa nước nổi (Lượt xem: 710)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Màu nước sông Cửu Long thay đổi theo từng mùa: mùa nắng nước trong xanh, nhưng tới mùa nước nổi thì nước sông trở nên đục màu phù sa gọi là “nước quay”.

Mùa nước nổi
(Nguyên bản của tác giả)
Theo kinh nghiệm Ông bà xưa, năm nào gần tới “nước quay” mà có “trứng nước” nhiều thì năm đó nước lớn. “trứng nước” mà bà con gọi ở đây là những vết tảo xanh nhỏ li ti thường xuất hiện trong nước sông Cửu Long cuối tháng 4 âl. “nước quay” vào khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch, đây cũng là lúc nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ mạnh về Đồng bằng sông Cửu Long, báo hiệu mùa nước nổi sắp bắt đầu.
Năm nào mưa nhiều, mưa sớm năm đó nước lớn “nước quay” sớm, trước mùng 5 tháng 5 âm lịch, còn năm ít mưa, bị hạn năm đó nước nhỏ, “nước quay” trể sau mùng 5 tháng 5 âm lịch. Mưa nhiều hay ít còn ảnh hưởng tới mùa nước nổi, tới đỉnh lũ sông Cửu Long hàng năm, cao hay thấp, tới con “nước quay” sớm hay trể, nước lũ rút sớm hay muộn, những yếu tố luôn gắn liền với cuộc sống của người nông dân trong sản xuất.
Người dân sống ở miệt “sông nước” bước vào tháng 7 âm lịch, khi con nước đang lên, nhà nhà vội vả sấm xuồng, sấm câu, sấm lưới, đến con nước tháng 8 là họ sẵn sàng làm ăn… theo cao điểm của mùa nước nổi, từ tháng 8, 9 âm lịch, cá linh non bằng ngón tay út đến ngón tay cái, thì người ta sấm lưới cở nhỏ khổ từ 1-2 phân cho vừa với khổ cá, giăng lưới cá linh phải túc trực cả ngày, cách 1 giờ phải gỡ một lần, không thì cá bị chết ngộp.
Mỗi thước lưới hằng ngày thu được cả ký cá. Vậy mà có người giăng từ 300-500 thước lưới: giá giao động khi vào mùa từ 15-20 ngàn đồng/kg, đến con nước cá linh rộ thì còn từ 10-15 ngàn đồng/kg. Nghề giăng lưới của người dân sống miệt sông nước, có nguồn thu nhập cũng khá ổn, có một số ít người dân không đủ tiền làm ăn lớn, mùa nước nổi thì họ bơi xuồng hái bông điên điển bán, cũng tạm sống được qua hết mùa nước nổi.
Sắp cuối mùa nước nổi, từ tháng 10, 11 trên đồng nước rút cạn, cá linh theo mương, kênh, rạch rút ra sông cái. Nghề giăng lưới cá linh vẫn là ưu thế của những người dân sống trên kinh Vĩnh Tế dọc từ chợ cửa khẩu biên giới Tịnh Biên đến Vĩnh Gia, Vĩnh Điều giáp Hà Tiên (Kiên Giang). Người có vốn thì sấm “vó càu”, “vó gạt”, dựng đáy, chất chà ven sông. Người ít vốn thì giăng câu, thả lưới hay đặt lờ, đặt lọp. Họ sống với nghề trôi nổi lênh đênh theo mùa, mà người ta gọi “Nghề sống chung với lũ”.
Hằng năm khi lũ rút, ba tôi chẻ tre đan “cái bò” có diện tích khoảng 15 - 18m2, chất đầy: chà duối, chà tre trong đó và đặt “cái bò” gần xác mé sông. Đến ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch cá linh rộ, thì ba tôi dùng “cái trục” quây để “kéo bò”, cá linh thời đó rất nhiều. Những ngày cá linh rộ, mỗi đêm phải “kéo bò” hai hoặc ba lần, mỗi lần “kéo bò” thu được cả giạ cá linh.
Nhớ lại lúc tôi còn nhỏ, tôi rất sợ đang lúc ngủ say, Ba tôi đánh thức tôi dậy để “kéo bò”. Và cũng thật là vui và thích nhứt, hằng đêm khi Ba tôi “kéo bò”. Tôi cùng các bạn nhỏ cùng trang lứa với tôi, rủ nhau lựa những con cá linh thật to, còn sống nhảy “soi sói”, nướng, chấm nước “mấm me” ăn cơm “dậm” vào buổi tối. Bửa cơm đêm tuy đơn giản, nhưng gây ấn tượng sâu đậm cho tôi, những hình ảnh đó còn theo tôi đến tận bây giờ.
Cá linh là loài cá sống thích ứng với môi trường thiên nhiên có dòng nước chảy, chúng rất dể chết khi cách xa nước, nên người ta chỉ sử dụng con cá linh dùng làm khô, làm mấm hoặc dùng con cá linh làm nhiên liệu để ủ nước mấm. Trị giá con cá linh là loài cá rẻ thuộc hạng thấp nhứt hơn các loại cá khác nên người ta thường ví câu: “cá rẻ như cá linh” là vậy.
Mùa nước nổi đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ban tặng, đồng ruộng mênh mông, chim muông, cá tôm trù phú bạt ngàn. Miền Tây ngày xưa “trên cơm, dưới cá” ông bà xưa có câu:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”
Hoặc là:
“Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưỡng thiếu gì cá tôm”
Miền Tây bây giờ “trên cơm, dưới thì không còn cá”
Bởi các phương tiện đánh bắt cá của người dân sống miệt sông nước, một ngày càng tinh vi hơn thời đó: “lưới cào, lưới kéo” có gắn “sung điện”, “lưới” “dớn” khổ hẹp: cá lớn, cá bé, con tôm, con tép không còn đường chạy thoát.
Nguồn lợi thủy sản như con cá linh ngày càng cạn kiệt, người dân sống nghề đánh bắt cá linh dọc trên kinh Vĩnh Tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như con cá linh không còn xuôi dòng nước lũ sông Cửu Long đổ về đồng bằng nữa thì cuộc sống của họ lại càng khó khăn hơn.
* Ngày 6 tháng 12 năm 2016
Tác giả: Nguyễn Hoàng Lâm
Địa chỉ: 188 Tổ 9, Ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A,
huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)
TIN LIÊN QUAN
DANH MỤC
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
TIN XEM NHIỀU NHẤT
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
STV GIỚI THIỆU
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.