Mẹ và lúa (Lượt xem: 937)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Mỗi một người khi sinh ra và lớn lên đều có “Quê hương”. Dù bạn là ai, bạn sống ở nơi nào và bạn làm gì? Nhưng chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được “Quê hương” – nơi đã cho bạn biết bao kỉ niệm vui buồn và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người...

Mẹ và lúa
(Nguyên bản của tác giả)
Tôi được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo, nơi có những con người sống giàu tình làng nghĩa xóm, nơi có những cánh đồng xanh bát ngát, bao la, với những con sông trải dài ôm mình bên bờ lúa, hằng ngày tất cả mọi người nơi đây đều bươn chải dựa vào những cánh đồng, những con sông ấy.
Tôi còn nhớ khoảng thời gian đó, đời sống nơi này khó khăn lắm, người dân quê tôi chẳng có đất để trồng trọt, họ phải thuê lại đất để làm theo mùa vụ, cứ thế mà sống qua ngày và gia đình tôi không ngoại lệ, cũng được xếp trong những hộ không có đất canh tác, phải đi làm công để kiếm sống qua ngày. Mẹ tôi thời ấy vất vả lắm, mỗi ngày phải đi làm thuê, trên những mảnh đất này, mảnh đất mà mọi người luôn mơ ước có được, mẹ tôi gieo mạ, cấy mạ, nhổ cỏ,.v.v... Ai kêu gì thì mẹ tôi làm nấy, lúc đó tôi còn nhỏ lắm, chỉ vừa học lớp một nên không thể giúp gì cho mẹ.
Có những buổi ra đồng cùng mẹ, tôi đi trước, mẹ tiếp bước theo sau, đôi chân tôi bé xíu cứ trượt lên trượt xuống hai bên bờ ruộng và tôi cứ sải bước thật nhanh về trước, đi vội vã để không trễ giờ làm của mẹ. Lúa cao lắm, cao hơn tôi cả gang tay, nhìn qua nhìn lại chỉ là một màu xanh mơn mởn của những cây lúa, tôi chợt đứng lại và nói: “Mẹ ơi! Phải chi con cao được bằng cây lúa”. Mẹ tôi cười thật giòn và nói: “Chi vậy con? Rồi từ từ con sẽ cao hơn lúa.”. Nghe mẹ nói vậy tôi vui lắm vì sẽ có một ngày tôi được cao hơn lúa, tôi sẽ nhìn thấy được những ngọn lúa xanh rì đang chen chút nhau giữa một khoảng mênh mông, bất tận.
Đi qua mấy cánh đồng cuối cùng cũng đến nơi, mẹ đặt tôi ngồi ở trên bờ ruộng và bắt đầu công việc của mình, lúc ấy nắng cũng đã lên nhè nhẹ, màu nắng pha lẫn vào màu xanh của lúa nhìn óng ánh là lạ, nó làm tôi rất thích, tôi cứ nhìn loay hoay, lâu lâu lại khẽ cất lên “Mẹ ơi!” rồi cười thật lớn, lúc ấy tôi trẻ con lắm chưa biết mùi vị của cuộc sống là gì, tôi chỉ cảm nhận được mùi của lúa, một mùi thơm khó tả, có chút hơi ấm của phù sa nơi mà lúa bám vào để sống, nơi có những giọt mồ hôi của mẹ.
Một hạt, hai hạt, ba hạt,...ngày một nhiều hơn, thì ra cơn mưa đã bắt đầu từ khi nào mà tôi không hay biết, mẹ tôi vội vã lấy áo cho tôi mặc vào để tránh cơn mưa, mưa và gió cứ lớn dần trắng xóa cả không gian, tôi nhìn về phía xa xa vẫn thấp thoáng một màu xanh của lúa, từng đợt gió thổi qua là từng cơn sóng màu xanh lá của lúa dập dờn, tôi lại quay sang hỏi mẹ “Mẹ ơi, mưa gió nhiều vậy có khi nào lúa bị gãy hết không mẹ?”. Mẹ tôi nói: “Không đâu con, nhìn thấy vậy chứ lúa dẻo dai lắm!”. Trước mắt tôi lúc này là hình ảnh những cây lúa yếu ớt đang phải hứng chịu trận mưa giòn giã, từng ngọn lúa cứ xô đẩy nhau như có ý định đầu hàng với cơn mưa dữ dội ấy, cơn mưa cứ kéo dài suốt hai giờ và rồi cũng dần vơi đi, người của mẹ tôi lúc này cũng đã ướt sủng, mồ hôi cũng trôi đi bởi cái lạnh của cơn mưa, nắm lấy tay mẹ, tôi cảm nhận được một chút hơi ấm xen lẫn cảm giác lành lạnh của nước mưa đang dần thấm vào người mẹ, có lẽ hình ảnh ấy tôi mãi không bao giờ quên được “Mẹ và Lúa”. Ánh nắng mặt trời nhè nhẹ ló ra rọi xuống cả một cánh đồng màu vàng xanh bát ngát, đằng xa là chiếc cầu vồng xuất hiện trên thửa ruộng bao la như báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, mẹ con tôi lại tiếp tục cuộc sống!
Là thế đấy! Tuổi thơ của tôi gắn liền với lúa, mỗi ngày trôi qua là một kỷ niệm khó quên, dù đi đến đâu, mỗi khi bắt gặp hình ảnh của lúa đều gợi cho tôi về hình ảnh quê hương, hình ảnh của mẹ. Lúa là biểu tượng của miền Tây sông nước Sóc Trăng quê tôi, và cũng là hình ảnh đặc trưng của đất nước Việt Nam mà bất cứ ai cũng không thể nào quên được, mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi, mộc mạc thôi mà buâng khuâng nhớ mãi, “Mẹ và lúa” đã nuôi lớn tâm hồn tôi, nâng bước tôi trên mọi nẻo đường và che chở tôi qua bao phong ba, bão táp của cuộc đời!
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Địa chỉ: Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
TIN LIÊN QUAN
DANH MỤC
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
TIN XEM NHIỀU NHẤT
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
STV GIỚI THIỆU
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.