LŨY TRE LÀNG - Trần Thị Hồng Thắm (Lượt xem: 563)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Không biết cây tre được trồng tự bao giờ mà ở quê tôi tre nhiều lắm. Khi ta đứng, trước mặt là tre, sau lưng là tre, bên hông cũng là tre. Ranh giới giữa nhà này với nhà khác là một hàng tre. Phân biệt giữa làng này với làng kia là những lũy tre xanh ngát.

Lũy tre làng
(Nguyên bản của tác giả)
Ngược thời gian trở về những năm sau ngày miền Nam giải phóng, tôi theo mẹ về quê (Quê tôi ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An). Trên đường đi, nắm tay mẹ tôi cứ hỏi: - Gần tới nhà mình chưa vậy mẹ? Mẹ hất mặt về phía trước và nói rằng: - Qua lũy tre kia là tới nhà mình rồi con à. Ôi trời ơi! Chân đã mỏi, bụng thì đói cồn cào, qua biết bao lũy tre rồi mà vẫn chưa thấy ngôi nhà thân yêu của mình hiện ra. Mẹ lại động viên: - Ráng nghen con, còn một tí nữa là tới nhà rồi. Tuy mệt nhưng tôi vẫn thấy lạ là ở lũy tre nào dước gốc cũng cóhố. Tôi lại hỏi mẹ: - Sao con thấy nhiều hố quá vậy mẹ? Mẹ lại nói: - Đó là hầm công sự con à! Tôi lại ngạc nhiên hỏi tiếp: - Hầm công sự để làm gì vậy mẹ. Mẹ ôn tồn giải thích cho tôi nghe: - Trong chiến tranh, hầm công sự là nơi để người dân tránh máy bay và là nơi ẩn núp của những chiến sĩ cách mạng để đánh bọn giặc khi chúng càn quét xóm làng.Tôi lại vô tư hỏi tiếp: - Sau con thấy cái hố này to quá vậy mẹ, to bằng cái nhà luôn. Mẹ lại giải thích: - Đó gọi là hố bom đìa do Mỹ bắn bom xuống.
Tuổi thơ của tôi đã gắn liền với cây tre. Khi còn nhỏ mẹ đã để tôi trên võng tre ru hời đưa con vào giấc ngũ say nồng. Khi đi học, tre như là một người bạn thân vì tiếng lá tre xạc xào như những lờitâm sự với tôi suốt từ nhà đến trường. Những buổi trưa đi học về, trờinắng như thiêu như đốt thì lũy tre như bàn tay mẹ chở che và quạt mát cho tôibằng những cơn gió nhẹ.Đến mùa khô, thì sau buổi học tôi lại làm bạn với cái rổ xúc đi xúc cá lia thia về ăn. Khi nước đầy ruộng thì tôi làm bạn với những cần câu cắm để kiếm vài con cá cho bữa cơm của gia đình.
Có thể những người sinh ra và lớn lên ở thành phố thì không biết tre có tác dụng gì, nhưng đối với người sống ở nông thôn thì tre như là một người mẹ chở che cho con suốt cuộc đời và như một ân nhân trong cuộc sống.
Trong chiến tranh tre dùng làm chông để giết giặc. Tre che chở cho bộ đội, tre là lũy trường thành của Việt Nam ngăn không cho xe tăng của giặc càn phá xóm làng.
Tre dùng để làm nhà: Những cây tre cao, to được làm cột, đòn tay, những cây tre rỗng ruột thì được chẻ ra thành những mảnh nhỏ khoảng 1-2 ly rồi đan lại với nhau làm vách để che mưa, gió không lùa vào nhà.
Tre là phương tiện làm cầu để bắc qua những con kênh, con mương nhỏ giúp cho người dân qua lại được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tre còn là người bạn thân thiết trong cuộc sống hàng ngày như: Củi đập lúa, tủ đựng thức ăn của gia đình, giường, võng, đòn gánh, rổ, thúng, nia, sàn, rế, đũa,... Những nhánh tre thì dùng làm củi để đun nấu, lá tre dùng để hun khói cho trâu, bò không bị muỗi chích.
Qua bao năm xây dựng, trên quê tôi giờ đây không còn những hố bom nữa, mà thay vào đó là những cây cầu bê tông vững chắc,đường đi được láng nhựa phẳng lỳ, những con đường nhỏ về thôn xóm cũng được rải đá xanh, không còn cảnh nắng thì bụi, mưa thì lầy nữa.
Ngày nay, trong xã hội phát triển nhiều, tre không còn giá trị sử dụng như trước kia nữa, nên tre đã bị chặt phá nhiều, thay vào đó là những cây bạch đàn, tràm bông vàng, cây xanh,... ranh giới giữa nhà này với nhà kia được bao bọc bởi những cột sắt, bê tông cốt thép vững chắc với những bờ tường cao vút hay những lưới gai chằng chịch. Những vật dụng dùng hàng ngày như trước kia giờ đã được thay đổi như: giường bằng gỗ, võng nilon, rổ bằng mũ hoặc bằng nhôm,.. Đun nấu thì đã sử dụng bằng ga, tiện lợi, sạch sẽ và nhanh chóng không như sử dụng bằng củi, dễ bị dính lọ khi vào bếp.
Quê hương đổi mới, con người đã sung sướng hơn là điều tốt nhưng tôi vẫn luônnhớ như in vào những buổi chiều, từng đàn chim ríu rít gọi nhau về tổ trên tre nghe như một bản nhạc liên hồi hoặc buổi trưa hè nằm trên võng tre đung đưa dưới bóng mát của lũy tre cùng làn gió man mác thổi và nghe cải lương. Ôi! Cuộc đời thật tuyệt vời./.
Trần Thị Hồng Thắm
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.