Kế Sách xuống giống dứt điểm vụ lúa Đông Xuân muộn 2023-2024 (Lượt xem: 2982)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn >> Khuyến Nông - Khuyến Ngư

Cập nhật: 24/02/2024

Trong vụ lúa Đông Xuân sớm 2023-2024, huyện Kế Sách đã có hơn 8.700 ha lúa được gieo sạ các giống: OM 5451; OM 18; OM 34; OM 380; Đài thơm 8; VN 20; OM 6976; IR 504-04… năng suất bình quân đạt 6,1 - 6,7tấn/ha; ước sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi bình quân từ 25 - 35 triệu đồng/ha. Phấn khởi vì lúa trúng mùa - được giá nên hiện nay, nông dân đã xuống giống dứt điểm vụ lúa Đông Xuân muộn 2023-2024.

Kế Sách xuống giống dứt điểm vụ lúa Đông Xuân muộn 2023-2024
Nông dân huyện Kế Sách thu hoạch lúa Đông Xuân sớm 2023-2024.

Ông Nguyễn Sơn Tòng ở ấp 9 xã Trinh Phú có 30 công ruộng, vụ lúa vừa rồi ông gieo sạ giống IR 504-04, thu hoạch đạt năng suất 800kg-900kg/công tầm cấy, giá bán tại ruộng được 9.600đ/kg, sau khi trừ chi phí ông Tòng còn lãi hơn 135 triệu đồng/30 công. Ông chia sẻ, với như giá lúa như hiện nay thì nông dân rất phấn khởi. Hy vọng thời gian tới giá lúa tiếp tục giữ vững được như vậy để nông dân an tâm sản xuất.

Gieo sạ lúa Xuân Hè.

Vụ Xuân Hè 2024, nông dân huyện Kế Sách gieo sạ 9.234 ha, phổ biến với các giống OM 5451; OM 18; OM 34; OM 380; Đài thơm 8… lúa đang ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh và phát triển tốt. Hiện nay, nhiều nông dân đã áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất giúp giảm đáng kể lượng lúa giống, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, giảm chi phí, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.

Vui Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, nông dân đã tranh thủ thăm ruộng, chăm sóc lúa để kịp thời phòng trị khi có dịch hại xảy ra… Ngành nông nghiệp huyện Kế Sách đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thường xuyên theo dõi, kịp thời hỗ trợ nông dân trong phòng, trừ dịch bệnh. 

Thời gian tới, để công tác quản lý các đối tượng dịch hại và phòng, chống hạn mặn hiệu quả hơn, thạc sĩ Trần Thành Toàn (ảnh trên) - Trưởng trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kế Sách cho khuyến cáo nông dân cần thăm đồng thường xuyên để có biện pháp quản lý kịp thời các đối tượng dịch hại; thường xuyên tu sửa bờ bao, cống bọng để trữ nước ngọt, ngăn mặn; thường xuyên theo dõi thông tin nhóm zalo, đo độ mặn tại địa phương để lấy nước kịp thời. Thạc sĩ Trần Thành Toàn cũng thông tin, thời gian tới có thể phát sinh phát triển một số đối tượng dịch hại như: Đạo ôn lá, Sâu cuốn lá, Rầy nâu, Rầy phấn trắng, Cháy bìa lá… Đề nghị nông dân thăm đồng thường xuyên để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả./.

Văn Hiệp


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online