Hiệu quả từ Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo (Lượt xem: 2388)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Doanh nghiệp - Người tiêu dùng >> Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cập nhật: 16/08/2016

Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo là một trong những hoạt động trọng tâm của Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng. Chương trình được xây dựng phù hợp với mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước là tạo môi trường hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay Chương trình đã tài trợ cho 8 doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện những ý tưởng đổi mới, sáng tạo với tổng số tiền tài trợ hơn 1,6 tỉ đồng.

Hiệu quả từ Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo
Chị Trần Anh Thảo, Chủ cửa hàng thực phẩm Ngọc Trinh gương mặt sáng tạo trẻ.

          Trong năm 2016, Ban Quản lý tiếp tục triển khai Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thông qua các hoạt động truyền thông, cán bộ Chương trình đã tư vấn trực tiếp 8 doanh nghiệp, giúp phát triển ý tưởng và hướng dẫn cách tham gia Chương trình. Kết quả qua chấm điểm của Ban Giám khảo vòng sơ khảo và chung khảo, hộ kinh doanh Cửa hàng thực phẩm Ngọc Trinh với sáng kiến “Phát triển mô hình liên kết sản xuất và kinh doanh tiêu thụ chả bò” đã được Ban Quản lý Dự án chọn tài trợ 99.000.000 đồng trong tổng kinh phí 229.700.000 đồng, để triển khai thực hiện sáng kiến. Chị Trần Anh Thảo, Chủ cửa hàng thực phẩm Ngọc Trinh, cho biết: “Trong quá trình phát triển ý tưởng, tôi đã tìm đến Dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh. Qua tìm hiểu thấy được những lợi ích từ dự án mang đến cho doanh nghiệp, nên tôi quyết định tham gia và viết đề tài kinh doanh của mình”.  

Tuy vừa tiếp quản hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình, nhưng chị Trần Anh Thảo đã biết chủ động tìm kiếm các nguồn hỗ trợ bên ngoài để đổi mới hoạt động. Nhất là biết phát huy thế mạnh kinh nghiệm 9 năm buôn bán của gia đình trong lĩnh vực thực phẩm, chế biến các loại chả, có mạng lưới khách hàng ổn định và khả năng tiêu thụ từ 2–3 tấn/tháng. Thêm vào đó, sau khi khảo sát, nhận thấy thị trường Sóc Trăng vẫn còn rất lớn cho các loại thực phẩm chế biến, đặc biệt là sản phẩm chả bò (100% nguyên chất), chị Thảo với mong muốn mở rộng thị trường, đã tiến hành các chuyến đi học tập kinh nghiệm tại Đà Nẵng (địa phương nổi tiếng với món chả bò), sau đó sản xuất thử nghiệm cho khách hàng dùng thử và điều chỉnh hương vị phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, bằng cách kết hợp với các nguyên liệu đặc trưng của địa phương như hành tím, nước mắm… để tạo nét riêng cho sản phẩm. Bên cạnh, nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm mới và có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chị còn đa dạng hóa kích cỡ, hình thức sản phẩm và xác định 3 kênh phân phối chính là bán và cho dùng thử trực tiếp tại cửa hàng, thông qua nhà phân phối lớn, đại lý ở các tỉnh lân cận và các quán ăn, nhà hàng trong tỉnh. Việc thực hiện thành công sáng kiến của chị Thảo đã góp phần gia tăng giá trị Ngành Nông nghiệp của tỉnh, tạo ra sự thay đổi trong chuỗi giá trị các sản phẩm thịt bò, hành tím, nước mắm. Riêng cửa hàng của chị cũng tăng doanh thu và vững tin để phát triển bền vững. Chị Thảo chia sẻ: “Dự án là động lực rất lớn để các doanh nghiệp nhìn nhận lại, thay đổi cách làm, thay đổi tư duy trong bước đầu khởi nghiệp kinh doanh”.

Ông Nguyễn Văn Nưng với cghie6c1 máy sáng chế vô chân đất cho mía

Ở Sóc Trăng sau các đợt triển khai chương trình, từ năm 2014 đến nay, các sáng kiến được hỗ trợ thực hiện, sau khi hoàn thành đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờ đó lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể. Như hộ kinh doanh Nguyễn Văn Nưng đã hoàn thành sáng kiến vào tháng 5/2016, với hàng loạt máy vô chân đạp mía, máy vô chân ấm mía, được sản xuất để bán cho khách hàng ở huyện Cù Lao Dung và ở các tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang. Từ các máy dập, khuôn tiện được Chương trình tài trợ, ông Nưng còn mở rộng kinh doanh, sản xuất các máy móc, thiết bị phục vụ cho người nuôi tôm như máy cho ăn bán tự động, máy bơm nước.  Ông Nguyễn Văn Nưng ở xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, cho biết: “Tôi cũng được Dự án doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ, giúp tôi thực hiện thành công Dự án chế tạo máy vô chân đạp, giúp bà con trồng mía vùng Cù Lao Dung giảm được chi phí mướn nhân công, rút ngắn được thời gian lao động”.

Đối với sáng kiến của Công ty TNHH một thành viên Thiên Vạn Tường, được tài trợ kinh phí để mua máy móc, trang thiết bị hiện đại mở rộng sản xuất, xây dựng các nhà trồng nấm mẫu, làm cơ sở để nông dân tham quan, tin tưởng hơn vào mô hình và để mở rộng sản xuất, thành phẩm thu hoạch cho năng suất cao và chất lượng hơn, Công ty cũng xây dựng được các khu nhà chế biến, đóng gói nấm muối, nấm tươi, liên kết với nông dân huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú và một số địa phương trong tỉnh mở rộng mô hình, cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Cơ sở sản xuất khoai lang cắt lát Tám Mập, với số tiền được tài trợ đã mở rộng nhà xưởng sản xuất, đặt hàng các trang thiết bị để sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn. Cơ sở còn liên hệ các nông hộ trong vùng để bảo đảm nguồn nguyên liệu, phục vụ mở rộng quy mô sản xuất và thị trường.

Thời gian qua, bên cạnh những lợi ích về tài chính, Chương trình tài trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo còn mang lại cho doanh nghiệp tham gia những lợi ích về mặt truyền thông, giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển sản phẩm mới, mở rộng đầu ra, nâng cao năng lực về khả năng trình bày, phân tích đánh giá các thuận lợi, rủi ro trong quá trình kinh doanh, được Dự án hỗ trợ một số hoạt động như: hỗ trợ xúc tiến thương mại,  chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng website, tập huấn nâng cao năng lực và đặc biệt có cơ hội tham gia Vườn ươm doanh nghiệp, giúp ươm tạo doanh nghiệp phát triển toàn diện.

 

Lễ trao vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đề tài sáng tạo.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải luôn đổi mới, sáng tạo và với việc khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo bằng việc hỗ trợ kinh phí thực hiện các sáng kiến, Ban Quản lý Dự án rất mong nhận được nhiều sáng kiến của doanh nghiệp. Với mỗi sáng kiến được chọn, Ban Quản lý Dự án sẽ tài trợ tối đa 49% tổng kinh phí thực hiện, tùy theo loại hình mà mức tài trợ tối đa là 500 triệu đồng/sáng kiến đối với doanh nghiệp và tối đa là 300 triệu đồng/sáng kiến đối với Hợp tác xã và hộ kinh doanh có đăng ký.

Các doanh nghiệp quan tâm đến Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo hoặc các hoạt động của Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Sóc Trăng, vui lòng liên hệ:

Văn phòng BQLDA Phát triển DNNVV tỉnh Sóc Trăng số 21 Trần Hưng Đạo, phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Lầu 2 - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng). Điện thoại:  079.3821822 – 3828829

Website: doanhnghiepsangtao.soctrangsme.vn

 Email: doanhnghiepsangtao@soctrangsme.vn

Hạ Linh


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online