Hạt ngọc về trời - Nguyễn Văn Công (Lượt xem: 565)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Làng nằm ven quốc lộ 1A, địa thế khá đẹp để phát triển công nghiệp, vì vậy mà cánh đồng làng đã nằm vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nhiều năm trước. Nhưng không hiểu sao đã hơn sáu năm trôi qua mà kế hoạch vẫn còn ngủ đông trên bàn giấy, cô Ba ngóng, chú Năm ngóng, Út Nhỏ cũng ngóng, rất nhiều người trong làng đều ngóng dự án sẽ về làm tươi mới làng quê. Họ bắt đầu chán ngán với ruộng đồng vì thu nhập chẳng là bao, nào sâu bọ, nào chuột cắn, mất mùa… Họ tìm một kế mưu sinh khác, mở một quán nước ven đường hay đơn giản là vá xe lưu động cũng đem lại một món hời đủ sống.

Hạt gạo quê hương
(Nguyên bản của tác giả)
Mới tờ mờ sáng nhóc Quang đã gọi cửa ầm ĩ “chú Công ơi! Bữa nay ngoài đồng làng mình đông vui lắm, nhiều người, nhưng không phải người làng mình”. Nghe cu con nói vậy, tôi vươn mình một cái dài rồi đi bộ ra đồng, cũng là để đi tập thể dục sau tuần liền ngồi ở văn phòng.
Trên đồng xa, hàng người xếp dài gặt lúa đã vào vụ nhưng không còn tiếng cô Ba í ới gọi chú Năm nữa, cũng không còn tiếng Út nhỏ kêu mệt vì gồi lúa quá lớn và nặng do ngậm nước. Đó là một sự thay đổi ngỡ ngàng, họ là dân ở các xã xung quanh được chủ ruộng cho thuê đất không lấy thuế, với mục đích giữ lại quyền sở hữu nếu không sẽ bị chính quyền tịch thu vì không canh tác. Họ không nỡ để “tài sản” của mình bị trưng thu một cách ngang nhiên nên cho người ngoài xã thuê lại với giá không đồng, đây là một “diệu kế” đáng ngưỡng mộ của những người thông minh.
Làng nằm ven quốc lộ 1A, địa thế khá đẹp để phát triển công nghiệp, vì vậy mà cánh đồng làng đã nằm vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nhiều năm trước. Nhưng không hiểu sao đã hơn sáu năm trôi qua mà kế hoạch vẫn còn ngủ đông trên bàn giấy, cô Ba ngóng, chú Năm ngóng, Út Nhỏ cũng ngóng, rất nhiều người trong làng đều ngóng dự án sẽ về làm tươi mới làng quê. Họ bắt đầu chán ngán với ruộng đồng vì thu nhập chẳng là bao, nào sâu bọ, nào chuột cắn, mất mùa… Họ tìm một kế mưu sinh khác, mở một quán nước ven đường hay đơn giản là vá xe lưu động cũng đem lại một món hời đủ sống.
Nhóc Quang chạy theo tôi ra đồng, trước mắt nó và trong mắt tôi là hai bầu trời khác nhau. Ngày thơ bé, tôi và bố nó thường ra đồng giúp ba má gặt lúa, chăn trâu rồi cả mót lúa và móc cua nữa chứ. Trời nắng chang chang, bố nó nhỏ con hơn tôi nhưng hay nghịch, lần nào từ đồng về quần áo cứ đen thui, mặt dính đầy sình nhơ, trên tay là một mớ chiến lợi phẩm mà thiên nhiên ban tặng.
Tôi dắt cậu nhóc đi một vòng cánh đồng, mùi thóc thơm giờ nhạt hơn trước, có chăng là hệ lụy của việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học thay cho sự tươi tốt vốn có của bông lúa. Nhưng được cái sản lượng thì tăng rõ, điều này ai cũng dễ dàng nhận ra. Giờ, lũ trẻ con cũng không còn theo ba má ra đồng như trước nữa hoặc có ra thì cũng được dặn kỹ nhớ đi dép đầy đủ kẻo xéo phải mảnh bát vỡ, chai bể, vỏ ốc của những con ốc đã chết do không thể oằn mình với nguồn nước ô nhiễm. Thay vào đó là những cỗ máy ngồm ngoàm cứ dần dần xé tan mảnh lụa vàng trải dài trên cánh đồng.
Rồi nhóc Quang hỏi tôi ‘Chú ơi! Sao giờ con không thấy người ta tìm được các tổ chim non nữa vậy, hồi xưa cha con nói đi cắt lúa năm nào cũng bắt được tổ chim rồi mang về nuôi, đến khi lớn chúng sẽ hót cho con nghe”. Nhìn ánh mặt cu cậu như đang kỳ vọng về một câu trả lời ngọn ngành của tôi, ánh mắt đó như thúc giục, như cào xé trong hàng ký ức, tôi đặt tay lên xoa đầu Quang và nói: “Chú tin là đâu đó vẫn còn những tổ chim non sót lại và chúng đang đợi con chăm sóc”.
Thực tế là tôi đang nói dối nhóc Quang, vì đã từ lâu rồi tôi cũng không bắt được tổ chim non nữa. Chắc cũng tại môi trường sống thay đổi mà từng đàn chim bay về những nơi “quê hơn”, nơi mà cơn bão đô thị chưa ập tới dữ dội. Bỗng, thấy cánh đồng như rộng hơn, hay chăng là do con người vắng dần trên thửa ruộng và thiếu đi những tiếng cười khoái trá kết dính tình người lại với nhau. Thấy hao hao nỗi nhớ trong lòng người hoài cổ.
Thoáng cái đã gần trưa, người người xếp các bao thóc căng mòng lên các xe mà họ gọi là xe “bọ xít” rồi lao thẳng ra khỏi cánh đồng làng. Không ai nhờ vả tôi bốc bao lên xe hộ, vì họ đều là những người lạ, không còn là cô Ba, chú Năm nữa. Trên ruộng cũng không còn người bó rơm, mót lúa như trước vì việc đó quá nhỏ nhặt trong nền kinh tế thị trường sôi động. Thóc ra khỏi làng, thóc vào nhà máy rồi thóc lại về với chính nồi cơm của cả làng, của cô Ba, chú Năm, nhưng thóc này không còn được đổi trực tiếp bằng mồ hôi nước mắt nữa mà được đổi bằng tiền – thứ mà đa phần được cho là thước đo của giá trị cuộc sống.
Tôi lững thững dắt nhóc Quang ngồi xệ xuống một lùm cỏ gà, dật vài ba ngọn rồi dậy nó chơi, cái trò mà tôi và bố nó hồi nhỏ vẫn thường chơi, chắc nhóc sẽ về hỏi bố nó xem có thật không vì sao bây giờ không có ai chơi trò này với nó?
Rồi nó bất chợt hỏi tôi “ Thế cánh đồng này dốt cuộc là của làng mình hay làng khác thế chú, chú nói thật đi, chú với cha con thường chơi ở chỗ nào?” Tôi xoa đầu nhóc, chỉ tay về phía mặt trời “ở phía xa kia kìa con ạ”.
Nguyễn Văn Công
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.