GIẤC MƠ CÁNH ĐỒNG QUÊ - NGUYỄN BÁ HÒA (Lượt xem: 395)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Giờ đây, có thể cánh đồng quê truyền thống nơi này nơi khác chỉ còn là ngụ ngôn cổ tích. Trâu ngễnh ngảng nhai tiếng cười nhìn máy cày hì hục trên cánh đồng đương nắng. Đôi đòn xóc nhọn hai đầu một thời cha gánh lúa có đôi mà đã thành góa bụa. Máy gặt reo ngoài thềm sân phơi vãi vàng màu trăng no ấm. Cánh đồng quê chừ khác lắm, hiện đại lắm, nhưng những đường cày ví thá tiếng trâu một thời vẫn ẩn sâu trong trái tim những người con xa xứ để khi ngoãnh mặt nhìn cố hương cảm giác nợ quê đau đáu tận cùng.

Giấc mơ cánh đồng quê
(Nguyên bản của tác giả)
Giật mình đêm. Giấc mơ còn lung linh sáng phía những giọt sương bám trên thành cửa kính. Giấc mơ về cánh đồng màu mạ non xanh ngái, về cánh đồng đương thì trổ mã, về cánh đồng lúa vàng trĩu hạt đang nhấp nhô theo từng ngọn nồm rươị mát. Đêm và đêm. Mơ và mơ. Chẳng biết chữ nghĩa ở đâu trong bồ lúa nhảy ra xếp thành câu “Cánh đồng quê”.
Mà sao, cũng chỉ là cánh đồng lúa như bao cánh đồng lúa trên dãi đất hình chữ S này lại xốn xang riết róng nỗi niềm đến thế? Phải rồi, đó là cánh đồng quê mình mà! Từ “quê mình” nghe thương làm sao, nhớ làm sao, nao nao trong dạ, rạo rực trong hồn.
Có xa quê mới thấy hết ý nghĩa của cánh đồng quê – nguồn cội – nơi chôn nhau cắt rốn.
Gió thừa mứa cùng khói rạ rơm dắt díu về trời như một di sản tuổi thơ chìm khuất thớ lòng để rồi những khúc quanh đời lại bùng lên nhắc nhớ. Nhớ tiếng trẻ chăn trâu ơi ới gọi chiều. Nhớ bầy chim sáo và gió lào xào phía lưng chừng ráng đỏ. Nhớ những ngày lập mùa trở tiết, đòn gánh mẹ cong hai đầu nóng lạnh, thúng mê cha nặng nỗi buồn đặc quánh. Nhớ cánh đồng mùa xuân rây rắc lung linh lấm tấm đọt xuân tình, cánh cò chở sắc cầm trút xuống đồng con gái, nõn nường, chín muồi thời thiếu nữ. Nhớ cánh đồng mùa hạ sục sôi cơn trắng đốt giọng đồng dao, lũ trẻ để sổng hồn nhiên đăm đăm đuổi bắt, đôi chân dẫm lên đất thô hậm hực nắng mơ cánh diều bay cao. Lúa thiếu nước nghẹn đòng rát giọng, cây rơm lửng bụng, quang gánh gầy xiêu. Rồi mùa đông, bù khú những cơn mưa sụt sùi rả rích. Cha quăng quật kiệt cùng lo toan cột mình vào chại nhà níu bão. Ôi thương lắm, nhớ lắm cánh đồng quê!
Cánh đồng quê không cò bay thẳng cánh, nhỏ và manh mún. Chỉ vì sào đất là bờ bọc bốn bên. Ven bờ cỏ daị, trâm trâm, chùm chày, giủ giẻ chẳng có ai trồng mà xanh mà tốt mà hoa mà trái. Lối mòn bờ bởi những dấu chân của cha của mẹ của anh của chị mấy nắng mấy sương tảo tần nuôi lúa nuôi khoai. Bờ còn là nơi râm ran không chỉ là chuyện nông tang đồng án mà cả chuyện ăn hỏi cưới xin ma chay giổ chạp, hôi hổi nóng chuyện làng chuyện xóm. Bờ là nơi bày biện thức ăn nửa buổi, dẫu chỉ là khoai là sắn là vắt cơm chấm với muối mè, là bát nước chè xanh vẫn no đủ hả hê lấy sức cho công việc còn lại. Cái nón lá quạt lấy quạt để dưới nắng trưa oi nồng, vệt bùn trên má khô hăng hắc không lấp đầy lúm đồng điền sâu duyên thôn nữ. Con bù nhìn, thằng người rơm đầu bờ chẳng chịu đuổi chim cứ chăm chăm hóng chuyện. Ngày mùa vui. Hương đồng độ lượng ngồm ngộp một vùng quê.
Thời gian cho ta lớn lên với những chuyến đi năm lở tháng bồi với những đổi thay của làng quê từ gốc rạ chân rơm đến tư duy làm ăn khoáng đạt, nhưng cái nhìn về cánh đồng quê không khác được vì nó là hoài niệm, là ký ức hơn nữa là hồn nước hồn người. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên tấm lưng tràn của cha, vắt cơm nửa buổi và đường cày nhảo nhoẹt sâu hơn những nếp nhăn trên vầng trán. Nửa khuya tiếng mớ của mẹ ú ớ gọi nước về cứu lúa, tiếng chật lưỡi thương sắn mọt khoai hà thúng mê bung lận. Người quê nước lọ cơm niêu, đồng trưa đồng chiều, con rô con giếc, tấm lưng cong vẹo nắng mưa, bùn thêu sống áo. Người quê ngủ chạy lưng trâu, quay mùa mở vụ. Người quê giấc mơ lồi lõm chắc lép theo mùa.
Vâng, đó là cánh đồng quê xa lơ xa lắc nhưng không thể nào trôi tụt mất hút vì sợi khói lam chiều mềm lòng níu giữ, vì dáng em trong khói rạ đốt đồng mãi lảng đảng quê xưa.
Giờ đây, có thể cánh đồng quê truyền thống nơi này nơi khác chỉ còn là ngụ ngôn cổ tích. Trâu ngễnh ngảng nhai tiếng cười nhìn máy cày hì hục trên cánh đồng đương nắng. Đôi đòn xóc nhọn hai đầu một thời cha gánh lúa có đôi mà đã thành góa bụa. Máy gặt reo ngoài thềm sân phơi vãi vàng màu trăng no ấm. Cánh đồng quê chừ khác lắm, hiện đại lắm, nhưng những đường cày ví thá tiếng trâu một thời vẫn ẩn sâu trong trái tim những người con xa xứ để khi ngoãnh mặt nhìn cố hương cảm giác nợ quê đau đáu tận cùng.
NBH
NGUYỄN BÁ HÒA
Địa chỉ nhà: 22 Trần Thuyết, TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.