Đi trong lòng phố - Nguyễn Văn Công (Lượt xem: 883)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Giờ, mỗi lần về quê tìm đàn trâu nối đuôi nhau ra đồng sao mà khó, thằng bé chăn trâu giờ cũng trú mình trong hình hài khác. Có lẽ trâu trên phố còn đông hơn ở quê, và còn được xếp hàng, đánh số cẩn thận, hết đàn này lại kế đàn tiếp, cứ khẽ đạp lên kỷ niệm thuở ban sơ….

Đi trong lòng phố
(Nguyên bản của tác giả)
Lúm nhúm cỏ xanh vẫn còn sót lại trong thành phố chật chội. Bao quanh là các dãy núi có ngàn con mắt, không trùng điệp mà thẳng tắp. Ban đêm, các dãy núi lổn nhổn lên đèn, xếp hàng đều như đàn đom đóm.
Đó chính là các dãy nhà chung cư san sát nhau, khu đất trống ở giữa bị bo tròn cũng đang chờ ngày khởi công, khi mà tháng trước, người ta thấy một dàn người cầm bảng giấy, đội mũ mão chỉ trỏ dưới đó với hy vọng ‘kiến tạo’ nên một siêu phẩm, để đem lại ánh hào quang chớp nhoáng.
Và để không lãng phí đến từng cọng cỏ ngọt ngào của thành phố, họ lùa đàn trâu từ quê lên để phục vụ cho cái nhu cầu ‘bôi trơn’ các mối quan hệ trên bàn nhậu.
Quãng mười năm trước, ở quê tôi rất nhiều trâu, hầu như nhà nào cũng nuôi, bởi đây vẫn là ‘đầu cơ nghiệp’ của nông dân. Chỉ quý giá sau ngôi nhà cấp bốn, trâu như một ‘báu vật sống’ được cưng nựng hết cỡ, nhất là những lúc vào mùa sinh sản, cho ra đời những chú nghé con tràn trề sức sống.
Dân số bùng nổ, nền kinh tế không theo kịp khiến cho việc làm bị thiếu hụt trầm trọng, nhưng điều đó không chỉ diễn ra ở xã hội loài người, mà trâu cũng lĩnh trọn hệ lụy đó. Đất nông nghiệp thu mình lại, thêm nữa, máy công nghiệp càng ngày càng phổ biến, nào máy cày, máy bừa, xe công nông tràn xuống cánh đồng như một đạo quân dũng mãnh, vô tình cướp đi công ăn việc làm của đàn trâu. Trâu thất nghiệp. Trâu uể oải gặm đụn cỏ nồng nặc mùi thuốc sâu, rồi đằm mình xuống bùn khi những mảnh bát vỡ, kim tiêm, vẫn ẩn nấp dưới đó.
Mấy ông bụng to về khảo sát nông thôn cho cái tiến trình đô thị hóa, nhìn thấy đàn trâu đứng nép mình vào nhau, con nằm con đứng, con chờ mong. Chúng mong điều gì không biết nữa, chỉ biết rằng, mấy ông phệ phệ đó cứ khua bàn tay rộng nõn nà ra năm phía, và tỏ ra rất ưng mắt với đàn trâu, nguyện sẽ đưa chúng lên phố để trở về với hương vị ẩm thực quê hương.
Người nông dân có thương trâu, cố nuôi cũng không thể, vì không còn cỏ cho trâu ăn, không còn đất để xây chuồng, cánh đồng giờ không phải ‘đất diễn’ của chúng nữa.
Cuộc chia ly nào mà lại không phảng phất buồn cơ chứ ?
Từng con từng con một bị phết roi rất mạnh vào mông để ùa lên ô tô lao về thành phố, lũ trẻ con ngơ ngác vì mất đi một người bạn mới manh nha thân thuộc. Cái cảm giác được cưỡi lên lưng trâu, thổi sáo, thả diều như trong sách giáo khoa lớp một vẽ, có lẽ, lũ trẻ sẽ không bao giờ được trải nghiệm.
Cứ tưởng, con người mới có dòng cảm xúc dạt dào hay giọt nước mắt mặn chát như muối biển, nhưng trâu cũng có đấy, cũng mặn mà như những gì chúng đã để lại trong ký ức con người. Đôi mắt to mọng, long lanh, có rơm rớm gỉ mắt của đàn trâu cứ ngoái cổ lại nhìn người nông dân đang xụp trên đầu chiếc nón lá tả tơi, mặt cúi xuống đếm những đồng tiền thể hiện giá trị của hàng hóa.
Xe lăn bánh vọt xa, người dân dần làm quen với cơ cấu nghề nghiệp mới, quê cũng bắt đầu thay da đổi thịt, hình ảnh con trâu nằm dưới gốc đa đầu làng rọi khẽ đôi mắt trìu mến nhìn khách xa xứ ngày nào, giờ thay bằng chiếc ô tô với hai quả đèn pha sáng cháy mắt.
Còn số phận những con trâu trôi đi đâu khi chiều về tắt nắng ?
Đàn trâu được lùa về đụn cỏ hiếm hoi giữa lòng thành phố, nơi mà con người phố thị tưởng lầm tưởng đã được về với chốn quê thanh tịnh. Quanh quanh là những tấm biển ngổn ngang ‘trâu quê đặc sản’, ‘trâu xẻ thịt’ ‘tiết canh trâu – còn lâu mới chán’, mỗi ngày đàn trâu cứ thưa đi hệt như đốc lịch mỗi ngày mất đi một tờ.
Tiếng rống thảm thiết vào mỗi buổi bình minh như xé lòng người con xuất thân từ đồng lúa. Sáng dậy, thấy mấy người cùng dẫy nhà rủ nhau đi ăn món phở trâu mà cứ đượm đượm buồn, ánh mắt đó không còn long sòng sọc trên cánh đồng quê hương, mà đang héo mòn dần bên chầu bia vại rượu, bên những câu chuyện của giới thượng lưu chưa từng nghĩ một ngày về những số phận hẩm hiu, bất hạnh trong xã hội.
Theo một nghiên cứu thực tế, người Việt lúc nào cũng có thể nhậu, kiếm cớ ra để nhậu, buồn cũng nhậu, vui cũng nhậu mà nhậu thì phải có mồi, vì thế mà những con vật gần gũi nhất với con người trong tích tắc cũng có thể nằm gọn trong chiếc đĩa, rắc ba thứ gia vị cay đắng lên đó, rồi chịu sự xâu xé về thể xác và tròn mắt lên nhìn ông chủ của chúng cười ngạo nghễ, và trâu cũng không phải là ngoại lệ.
Giờ, mỗi lần về quê tìm đàn trâu nối đuôi nhau ra đồng sao mà khó, thằng bé chăn trâu giờ cũng trú mình trong hình hài khác. Có lẽ trâu trên phố còn đông hơn ở quê, và còn được xếp hàng, đánh số cẩn thận, hết đàn này lại kế đàn tiếp, cứ khẽ đạp lên kỷ niệm thuở ban sơ….
Nguyễn Văn Công
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.