Chủ động phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi (Lượt xem: 209)
>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
>> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
Tính từ đầu vụ đến nay, diễn biến bất lợi từ thời tiết làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi biến động đã tạo điều kiện gây phát sinh một số dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, trong đó, bệnh vi bào tử trùng (hay còn gọi là bệnh EHP) đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều vùng nuôi. Do vi bào tử trùng là một trong những bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi nên công tác kiểm soát dịch bệnh từ tất cả các khâu đang được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng đặc biệt chú trọng và có giải pháp nhằm giúp người nuôi tôm phòng bệnh ngay từ đầu, hạn chế phát sinh chi phí đầu tư sản xuất.

Lấy mẫu xét nghiệm bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi.
Trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, khung mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2025 bắt đầu từ ngày 8/3 (dương lịch), tuy nhiên, do độ mặn thấp cùng nhiều yếu tố bất lợi khác, tiến độ thả nuôi tôm tại huyện có phần chậm hơn so với cùng kỳ, đạt khoảng trên 2.000 ha, chiếm 10% so với kế hoạch.
Ý thức được tác động từ cung/cầu, dịch bệnh,… sẽ gây ra nhiều khó khăn cho mùa vụ sản xuất năm nay nên hầu hết người nuôi tôm đều chuẩn bị ao nuôi và lựa chọn thời điểm thả giống và quy trình nuôi sẽ áp dụng,... Riêng trong phòng ngừa dịch bệnh, hộ nuôi đặc biệt quan tâm kiểm soát bệnh vi bào từ trùng, vì tôm mắc bệnh này thường chậm lớn, gây hao tốn đáng kể chi phí thức ăn, do đó, hộ nuôi chuẩn bị kĩ lưỡng từ khâu cải tạo ao đến chăm sóc, cho tôm ăn. Nguồn nước được lấy vào ao nuôi phải qua hệ thống ao lắng và có gắn túi lọc để loại bỏ mùn bả hữu cơ, loại bỏ một số loài trung gian truyền bệnh…
Mô hình nuôi tôm trong ao nổi.
Trong quá trình nuôi, hộ nuôi tôm cũng hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống, áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm như: hạn chế người ra vào ao nuôi, sử dụng dụng cụ riêng cho từng ao. Thả tôm nhiều giai đoạn với mật độ thưa cũng là giải pháp được bà con nuôi tôm ưu tiên lựa chọn để phát hiện và xử lý kịp thời khi tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh. Ông Tăng Thanh Chí (ảnh dưới) - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mỹ Xuyên, nói hiện nay độ mặn tại các sông lớn như Dù Tho, Cổ Cò đã lên cao, tuy nhiên do nguồn nước ngọt nhiều, các Cống ở vùng nước ngọt thường xuyên xả Cống nên các khu vực vùng sâu nội đồng như Thạnh phú, Thạnh Qưới, Gia Hoà 2… độ mặn còn rất thấp, chưa đạt 2 ‰ do đó hộ dân khó khăn lấy nước nuôi tôm. Do đó, địa phương đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh chỉ đạo điều tiết xả Cống cho hợ lý, tránh những ngày nước rong để lấy nước mặn phục vụ nuôi tôm.
Qua kết quả thu mẫu giám sát dịch bệnh trên tôm giống cho thấy; trong tổng số 33 mẫu đã xét nghiệm, có đến 10 mẫu dương tính với bệnh vi bào tử trùng, chiếm tỷ lệ 30,30%. Do đó, bên cạnh ý thức chủ động từ chính hộ nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thành lập các đoàn liên ngành để kiểm soát các phương tiện vận chuyển tôm giống nhập tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đồng thời, chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra đột xuất và lấy mẫu giám sát định kỳ tại các cơ sở sản xuất, thuần dưỡng giống tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh.
Để phòng ngừa bệnh vi bào tử trùng, nhiều cơ sở sản xuất, cung ứng giống tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh cũng đã tuân thủ tốt giải pháp an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng, Bên cạnh thực hiện tốt việc khử khuẩn, sát trùng hay trang bị đồ bảo hộ khi tham quan; từng khu vực phục vụ công tác sản xuất tôm giống cũng được xây dựng biện lập thành từng khu nhau, như: khu ương dưỡng, khu nuôi tảo,…Từng cơ sở đều áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật và quản lý để ngăn ngừa tác nhân sinh học gây bệnh cho người, vật nuôi và môi trường, đảm bảo cung cấp cho người nuôi có được nguồn tôm giống chất lượng và góp phần cho một vụ nuôi thắng lợi.
Tôm nuôi trong ao đất.
Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh còn thực hiện chương trình giám sát chủ động tại các kênh cấp nước vào vùng nuôi nhằm để lấy mẫu tôm ngoài tự nhiên tại 16 điểm kênh cấp nước vùng nuôi tôm trọng điểm để xét nghiệm các bệnh nguy hiểm với tần suất 2 lần/tháng nhằm khuyến cáo kịp thời cho người nuôi. Đối với chương trìn giám sát bị động, đơn vị cũng tiến hành lấy mẫu tại các ao nuôi bị thiệt hại để xác định tác nhân gây bệnh chủ yếu trên vùng nuôi tôm; từ đó khuyến cáo người nuôi chủ động sản xuất. Kết quả từ đầu vụ đến nay đã xét nghiệm 78 mẫu, có 29 mẫu dương tính với bệnh Vi bào tử trùng (tỷ lệ 23,07%).
Không riêng Sóc Trăng, bệnh vi bào tử trùng hiện cũng đang là loại bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất cho người nuôi tôm trong khu vực, nhất là đối với tôm thẻ. Bệnh sẽ không gây chết tôm hàng loạt mà làm cho tôm nuôi chậm lớn và chết dần, vừa tiêu tốn thức ăn, vừa làm phát sinh nhiều khoản chi phí khác. Bệnh vi bào tử trùng là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng kháng sinh để phòng chống bệnh là không hiệu quả. Đồng thời, khi dịch bệnh đã xảy ra thì các giải pháp xử lý, khử trùng ao nuôi sẽ khó khăn và nguy cơ tái phát dịch bệnh là rất cao. Do đó, để chủ động phòng chống bệnh, đòi hỏi người nuôi phải có sự thận trọng trong tất cả các khâu.
Ông Đào Văn Bảy - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, khuyến cáo hộ nuôi khi chọn con giống tôm cần chọn những nhà cung cấp con giống có uy tín và chọn mẫu tôm giống đó đi xét nghiệm bằng biện pháp PCR, nếu âm tính với bệnh vi bào tử trùng thì chọn mẫu tôm giống này về nuôi. Khi lấy nước vào ao nuôi thì phải lấy nước từ ao lắng đã được diệt các ký chủ trung gian để các ký chủ trung gian này không theo nước vào ao nuôi.
Đề phòng tránh bệnh vi bào tử trùng, ông Đào Văn Bảy cũng khuyến cáo hộ nuôi nên áp dụng mô hình nuôi 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên (từ 15 - 20 ngày tuổi) nếu thấy tôm chậm lớn thì phải bắt lấy mẫu tôm đi xét nghiệm. Nếu tôm chậm lớn do dương tính với bệnh vi bào tử trùng thì hộ nuôi phải thu hoạch sớm để tránh thiệt hại về thức ăn.
Ông Đào Văn Bảy kiểm tra tôm nuôi trong ao nổi.
Ông Đào Văn Bảy cũng lưu ý việc hộ nuôi dùng kháng sinh để phòng tránh bệnh vi bào tử trùng là không hiệu quả, do đó trong suốt quá trình nuôi, người nuôi không được sử dụng kháng sinh đề phòng tránh bệnh vi bào tử trùng.
Tính đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi tôm nước lợ được gần 10.000 ha, đạt khoảng 20% so với kế hoạch. Hiện nay, tại một số vùng nuôi tôm, thời tiết nắng, mưa xen kẽ làm biến động môi trường ao nuôi, nhất là đối với hộ nuôi ao đất có mức nước trong ao thấp, làm cho sức đề kháng, hệ miễn dịch tôm nuôi bị giảm, tạo điều kiện cho một số loài vi khuẩn, virus gây bệnh phát sinh bệnh. Do đó, ngành chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần quản lý ao thật tốt, giữ mức nước ao nuôi thấp nhất 1,2 m, giữ ổn định PH , bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho tôm, sử dụng men vi sinh giải phóng khí độc trong ao nuôi, tăng cường quạt nước tạo oxy…
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tăng cường chỉ đạo, phân công cán bộ giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, thống kê, báo cáo kịp thời diện tích thiệt hại về UBND huyện, thị xã để chỉ đạo sản xuất và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm./.
Ngọc Thơ, Hoàng Phong
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
-
Chủ động phòng bệnh vi bào tử trùng...
-
Nông dân Vĩnh Châu trúng mùa Củ cải...
-
Sóc Trăng sơ kết 5 năm thực hiện...
-
Hiệu quả trồng màu xuống chân ruộng ở...
-
Kế Sách thu hoạch gần 4.000ha Lúa Đông...
-
Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn...
-
Xã Thạnh Thới An đạt chuẩn Nông thôn mới
-
Sóc Trăng vào vụ sản xuất lúa Hè Thu
-
Biện pháp canh tác vụ lúa Hè Thu...
-
Tăng cường phối hợp kiểm soát tàu cá...
-
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc...
-
Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định...
-
Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu...
-
Kỹ thuật trồng Dưa Hấu dưới chân ruộng
-
Hiệu quả kinh tế bền vững từ mô...
-
Sóc Trăng: Tình hình triển khai chính sách...
-
Xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú đạt chuẩn...
-
Sóc Trăng: Sở Nông nghiệp và Môi trường...
-
Sóc Trăng phấn đấu tăng trưởng khu vực...
-
Long Hưng về đích xã Nông thôn mới...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Gia Hòa 1 thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách
Đến ngày 19-1-2025, Sóc Trăng thực hiện hoàn thành 33 nhiệm vụ thuộc Đề án 06
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.