CHÒI RUỘNG VÀ KHO BÁU CỦA MẸ - Nguyên Hạ (Lượt xem: 998)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Gọi là chòi vì đó chỉ là những túp lều đơn sơ, thường được lợp bằng tranh, rơm hoặc lá dừa hay lá mía. Cột chòi là những gốc tre gai, đủ cho vài người trong gia đình ở tạm lúc cày bừa hoặc thu hoạch lúa. Ngày xưa thường cày ruộng bằng trâu, công cấy lúa bằng tay chứ không sạ như bây giờ. Thu hoạch thì có công cắt, họ gộp thành từng bó để ngay hàng trong đám ruộng. Sau đó ôm đến chỗ cũi đập lúa do một người đàn ông khỏe mạnh đảm trách. Ông ta ôm từng bó lúa đập vào cũi dừng bồ ba bên. Trong bồ gác một vĩ tầm vông có song ngang. Khi đập mạnh đầu bó lúa vào vĩ, hạt lúa sẽ rụng xuống cũi. Sau đó chủ nhà phơi khô lúa, giê sạch rác và lúa lép, vô bao chở về nhà mới gọi là xong việc.

Chòi ruộng và kho báu của mẹ
(Nguyên bản của tác giả)
Trên đường về quê giỗ ba, hai bên đường những đám ruộng vàng ươm lúa chín. Bởi đang mùa thu hoạch nên không khí thật nhộn nhịp, tiếng cười nói, tiếng động cơ của máy gặt đập liên hợp tạo nên âm thanh đặc trưng của vùng quê mới. Trên đồng ruộng thấp thoáng những tấm bạc dùng che nắng cho những nông dân vào nghỉ trưa làm tôi nhớ đến chòi ruộng của ba ngày trước.
Gọi là chòi vì đó chỉ là những túp lều đơn sơ, thường được lợp bằng tranh, rơm hoặc lá dừa hay lá mía. Cột chòi là những gốc tre gai, đủ cho vài người trong gia đình ở tạm lúc cày bừa hoặc thu hoạch lúa. Ngày xưa thường cày ruộng bằng trâu, công cấy lúa bằng tay chứ không sạ như bây giờ. Thu hoạch thì có công cắt, họ gộp thành từng bó để ngay hàng trong đám ruộng. Sau đó ôm đến chỗ cũi đập lúa do một người đàn ông khỏe mạnh đảm trách. Ông ta ôm từng bó lúa đập vào cũi dừng bồ ba bên. Trong bồ gác một vĩ tầm vông có song ngang. Khi đập mạnh đầu bó lúa vào vĩ, hạt lúa sẽ rụng xuống cũi. Sau đó chủ nhà phơi khô lúa, giê sạch rác và lúa lép, vô bao chở về nhà mới gọi là xong việc.
Ngày xưa, người nông dân chỉ làm một vụ lúa, phụ thuộc vào trời đất. Không làm một năm hai ba vụ như hiện nay, hễ ruộng khô là bơm nước từ mương, rạch, sông…hoặc có hệ thống thủy lợi cung cấp nước đầy đủ. Tôi nhớ ngày ấy, chỉ mới sáu bảy tuổi đã theo ba ra đồng. Ba cày, mẹ lo cơm nước, cắt cỏ cho trâu. Những gia đình khác cũng vậy, nếu có con trai lớn thì hai ba cha con cùng lo việc cày bừa, bởi cày trâu nên thời gian kéo dài. Có hôm tôi ngồi trong chòi ruộng nhìn ra, nghe tiếng “ ví, thá” của ba, hai chú trâu răm rắp đi theo đường cày. Đến lúc thấm mệt, ba cho trâu nghỉ ngơi rồi than thở: “ Người thì mưa nắng gì cũng có chỗ trú, tội nghiệp mấy con trâu chịu trận suốt!”
Mấy vụ cày, mẹ chỉ mang theo ra chòi mắm, muối, gia vị…Mỗi bữa mẹ lần theo những đường cày, con mương để bắt cá, ốc, chuột rồi hái rau theo bờ ruộng, bờ mương. Nước thì sẵn có dưới rạch, dưới mương. Ngày đó làm lúa đâu ai xịt thuốc sâu rầy, chỉ cần múc nước lên nấu sôi là uống được.
Bây giờ máy cày, lúa sạ, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, có xe tự chế cù lúa ra bờ kênh khỏi phải tốn công vác. Ngày xưa, làm lúa chủ yếu để ăn. Khi nào cần tiền cho con đi học, tiền thuốc men lúc bệnh hoạn thì vào bồ xúc một vài giạ đem bán. Nhà nào giàu dạng điền chủ thu hoạch hàng ngàn giạ mới có lúa bán cho thương lái.
Có điều lạ là lâu lâu tôi thấy mẹ bỏ một gói to vào cái khạp chôn sâu dưới đất khoảng hai ba tấc. Bên trên đặt một chiếc giường tre tạm bợ để ngủ nghỉ. Lần nào thấy mẹ giở nắp khạp bỏ gói đồ vào đó tôi cũng hỏi: “ Kho báu nhà mình hả mẹ?” Hôm sau có cô gái mặc bộ đồ đen, khăn rằn quấn cổ ghé chòi, mẹ moi kho báu lên lấy đồ đưa cho cô gái và nhận lại một gói giấy nhỏ, mẹ lại bỏ vào đó rồi lấp đất lại bình thường. Tôi nhớ có lần khi cô ấy vừa đi khỏi một lúc thì chú tư trưởng ấp đến hỏi mẹ có thấy người nào lạ mặt đi ngang đây không? Mẹ thản nhiên: “ Dạ không, ở đây đồng bưng vắng vẻ ai đi ngang đây làm gì…” Chú trưởng ấp đi rồi, mẹ ngồi ôm ngực thở dóc: “ Hú hồn hú vía! Chắc đau tim quá!” Sau này lớn lên tôi mới biết đó là thuốc tây tiếp tế cho Cách mạng và nhận tin tức mới. Thì ra mẹ tôi làm giao liên.
Giờ đây , hòa bình lập lại mấy mươi năm. Mọi người sống bình yên không còn phập phồng lo sợ nữa. Đất nước ngày càng phát triển, nghề nông cũng đỡ vất vả hơn. Tiếc là ba mẹ tôi đã không còn để tận hưởng những ngày vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu.
NGUYÊN HẠ
( HỘI VHNT TÂY NINH )
Họ và tên thật: LÊ THỊ XI
Địa chỉ: KP1/141A Nội Ô Thị Trấn Gò Dầu Tây Ninh
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.