CHỊ ƠI! - Hoàng Thiệu Long (Lượt xem: 323)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Cái nắng của miền Trung như thiêu như đốt, mặt chị cúi xuống giữa trưa tròn đã đỏ như một trái gấc chín. Nhoài người trên bờ ruộng, tay trái túm chặt những ngọn cỏ trên bờ làm điểm tựa, dồn hết sức vào cánh tay phải từ từ chị đưa tay vào hang. Rễ cỏ, sỏi đá nhọn và cả những mảnh sành, sứ vỡ nham nhở xung quanh miệng hang chà xát lên lớp da nơi cẳng tay chị

Chị ơi
(Nguyên bản của tác giả)
Mẹ mất sớm. Cha là thương binh, vì mất sức hơn tám mươi mốt phần trăm nên cũng chẳng làm được gì nhiều. Mặc dù người cha có chế độ nhưng cũng không đủ để trang trải cho hai chị em ăn học. Cuối cùng, đến lớp chín người chị quyết định nghỉ học đi làm thuê, làm mướn đâu đó kiếm tiền phụ giúp cha nuôi em. Người chị bỏ học dù học rất giỏi. Người chị học giỏi nhưng người em còn học giỏi hơn. Vì hai người chị em học chung một lớp, nên người chị biết rất rõ sức học của người em giỏi như thế nào. Vậy nên, chị quyết định nghỉ học còn người em thì tiếp tục lên lớp mười. Sau đó, người em trở thành một trong những hạt nhân của trường Trung học phổ thông chuyên Toán của tỉnh Hà Tĩnh.
Vì không có bằng cấp phổ thông nên mấy chỗ chị xin không ai chịu đồng ý nhận. Và chủ yếu là những công việc mang vác nặng nhọc của đàn ông. Cùng với đó là người cha cũng đau ốm liên miên nên chị sợ nếu bỏ đi làm xa nhà thì khó xoay xở khi tối lửa tắt đèn. Thế là người chị đành trở về nhà, bữa bắt cua, bữa bắt ốc bươu, bữa đi gặt thuê, bữa đi bắt rắn bán kiếm tiền nuôi em ăn học. Mảnh đất quê hương đầy sỏi đá của xứ sở miền trung đầy nắng gió ấy kể từ đó đã gắn liền với chị như hình với bóng.
Nhiều đêm, trời lạnh nhưng người chị vẫn đi soi cua đồng tận hai giờ sáng vì đợt đó cua đồng lên giá. Người chị rảo khắp cả cánh đồng đến khi không một xó xỉnh nào trên cánh đồng quê Sơn Lộc này không có dấu chân chị, miệng ngáp ngắn ngáp dài vì mất ngủ nhưng nhìn vào oi thấy đầy những cua lạo xạo bò thì lòng chị cảm thấy hạnh phúc vô cùng! Rồi mai đây, chị sẽ sắm cho người em một bộ đồ mới để đi học chứ hằng ngày thấy em bận chiếc quần vải đã mòn hết đít, ống quần thì quăn lên và gấp nếp như lò xo mà người chị thấy thương quá! Chính bắt nguồn từ tình thương đó người chị quyết định hành động.
Vào một ngày kia, thấy người em của mình có mặt trong danh sách những học sinh đi dự thi học sinh giỏi Toán quốc gia. Ngày thi đang đến gần nhưng chưa có lộ phí để lên đường đi thi. Chế độ hàng tháng của cha cũng chỉ đủ trang trải những chi tiêu thuốc men, học phí cho em…chẳng còn lại là bao. Người chị trằn trọc mãi: không biết lấy tiền đâu ra để cho em đi thi? Cuối cùng thì chị cũng nghĩ ra.
Cua đồng bấy giờ đã một ký hai mươi ngàn rồi. Như vậy là chị phải bắt cho được năm ký . Một trăm ngàn trong vòng năm ngày vì cuối tuần này, tức là chủ nhật là ngày mà người em lên đường đi thi.
Sau bốn ngày cật lực thức khuya đến một, hai giờ sáng chị đã kiếm được bốn ký và bán được tám mươi ngàn, còn hai mươi ngàn nữa, một ký nữa thôi! Dạo này cua đã bắt đầu hiếm rồi, chỉ đi soi thôi thì không được một ký thế là người chị đành thay đổi chiến thuật: vừa soi cua ban đêm vừa đi mò, móc cua ban ngày. Kiểu gì cũng phải kiếm cho được đủ số tiền làm lộ phí cho em.
Cái nắng của miền Trung như thiêu như đốt, mặt chị cúi xuống giữa trưa tròn đã đỏ như một trái gấc chín. Nhoài người trên bờ ruộng, tay trái túm chặt những ngọn cỏ trên bờ làm điểm tựa, dồn hết sức vào cánh tay phải từ từ chị đưa tay vào hang. Rễ cỏ, sỏi đá nhọn và cả những mảnh sành, sứ vỡ nham nhở xung quanh miệng hang chà xát lên lớp da nơi cẳng tay chị. Một lát sau cẳng tay chị rớm máu. Đau quá! Rát quá! Lá cỏ nhọn trước miệng hang cứ đâm vào mặt chị cũng đau rát không kém. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cay và mằn mặn cứ thi nhau bò vào khóe mắt. Mặn quá! Cay quá! Nhưng chưa hết, nước dưới ruộng nóng như vậy mà mấy con đĩa thèm thịt khát máu vẫn không chịu buông tha cho chị. Chúng cứ bâu lại và cắn vào chân chị nhay nháy. Khổ cực là vậy, gian nan là vậy nhưng hình ảnh người em – một thành viên hiếu học và tài giỏi của gia đình sắp sửa thành danh làm chị quên đi tất cả. Hào hứng, chị lại tiếp tục mò và bỏ cua vào chiếc oi đan bằng tre thủa nào. Một con cua bỏ vào là ngọn nến hi vọng thắp lên trong chị. Và cứ thế, cứ thế cua trong chiếc oi đầy dần lên.
Bỗng nhiên, đến một bờ ruộng kia chị thấy một cái hang khá sâu, tối thui nằm cao hơn mặt nước một tí, chị nghĩ thầm “Dễ mà kiếm được vài con cua đực to thì đáo để!”. Không chờ đợi lâu, chị luồn tay vào và ngay lập tức rụt tay ra vì đau. Có một cái gì đó rất sắc và nhọn đâm vào ngón tay của chị. Sau khi khua đi khua lại bàn tay vào nước ruộng thì lộ rõ hai dấu răng trên đầu ngón trỏ. Máu rỉ ra, sắc mặt chị tái nhợt đi thay vì đỏ chín như trước đây. Thấy hơi mệt, chị bước lên bờ và trở về nhà . Về đến nhà, chị cảm thấy toàn thân mỏi rã rời nhưng cũng cố gắng tắm rửa. Xong xuôi, chị dắt xe đạp ra và dặn em: “Chị đi xuống thị trấn bán cua, ở nhà học bài và trông nhà nghe em!”
“Dạ” – người em lễ phép đáp lại.
Thế rồi chị đi.
Sau khi bán cua, cầm tiền trên tay, một cảm giác hạnh phúc mơn man khắp da thịt chị. Ước mơ của chị đang dần trở thành hiện thực. Ước mơ của chị cũng là nguyện vọng của người mẹ trước lúc mất - nuôi người em ăn học thành tài. Gần! Gần lắm rồi! “Ngần này cộng với số tiền tiết kiệm tích cóp ống heo bấy lâu chắc là đủ!” – chị nghĩ thầm. Chị mỉm cười! Nụ cười của hạnh phúc! Trên đường về chị hân hoan. Đột nhiên, chị thấy đau tức ngực, khó thở, lại chóng mặt đau đầu, ù tai và buồn nôn quá!. Khát nước dữ dội! Về đến ngõ, bánh xe lảo đảo, tay lái chị không còn vững nữa, trời đất như quay cuồng dưới chân chị. Xoảng! Người chị ngã ngã lăn ra đất. Thấy vậy, người em hốt hoảng: “ Người chị làm sao vậy? Người chị làm sao vậy?” Môi chị đã thâm tím! Chị thấy khó thở quá! Coi chừng không ổn rồi. Chắc lúc này nọc độc rắn đã chạy vào tim. Moi hết chút sức lực cuối cùng, người chị cho tay vào túi quần, lấy ra một xấp tiền lẻ và 2 tờ 50 ngàn rồi thều thào: “Đây là lộ phí để đi thi chị phải khó khăn lắm mới kiếm được, em nhớ học tốt và thi tốt. Ráng làm rạng danh gia đình, dòng họ.Đừng phụ lòng tin của chị em nhé!”. Dứt lời, người chị tắt thở trong vòng tay của em. Hoàn toàn câm lặng trước lời kêu gào, khóc lóc thảm thiết của người em.
Đến nay đã 9 năm, người em giờ đã là Giám đốc một công ty. Cứ mỗi lần về quê, người em trai ra viếng mộ chị trên cánh đồng quê hương – ngôi mộ bằng đất đã được cỏ phủ danh rờn và dưới kia 3 thước là chổ mà chị nó yên nghỉ. Mảnh đất quê hương đã sinh ra cho nó 1 người chị giàu lòng hi sinh cao cả và cũng chính mảnh ấy đó đã cướp đi của nó người chị đó mãi mãi không bao giờ trả lại. Ngoài hoa, trái cây….người em lại mang ra cho chị một đĩa khoai lang luộc và một đĩa cà muối – hai món mà ngày xưa người chị vẫn thường thích ăn nhất.
Ngồi bên mộ, người em lại òa khóc. Khóc nức nở! Khóc và khóc! Ôi! Nước mắt tuôn rơi trong niềm thương xót và biết ơn không còn cơ hội đền đáp! Khóc cho đến khi hoàng hôn buông xuống, trời chập choạng tối và ở phía xa xa nơi chân trời kia chỉ còn le lói những tia rẽ quạt cuối cùng của ông mặt trời thoi thóp, mọi vật im lìm và dường như đã chìm vào giấc ngủ của sự yên tĩnh. Khi đó, người em mới thơ thẩn chịu ra về.
(** Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật của một gia đình nghèo thuộc tỉnh Hà Tĩnh, gắn liền với mảnh đất quê hương Sơn Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh.)
Hoàng Thiệu Long, Bình Dương, ngày 22 tháng 06 nắm 2017
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.