Cây Cầu Dừa Năm Ấy - Huỳnh Tấn Đạt (Lượt xem: 1901)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Nếu đã là người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân miền Tây Nam Bộ có lẽ không ai là không biết đến cây cầu dừa một hình ảnh quá đổi quen thuộc với tuổi thơ của biết bao nhiêu con người, biết bao nhiêu thế hệ với chính bản thân tôi cây cầu dừa không chỉ đơn giản là một khúc cây vô tri vô giác để người dân qua lại hàng ngày mà nó như một người bạn tri kỷ đã gắn liền với tôi qua nhiều năm tháng tuổi thơ trên mảnh đất quê hương này.

Cây cầu dừa năm ấy
(Nguyên bản của tác giả)
Tôi nhớ lần đầu tiên tôi được nhìn thấy và bước đi trên cây cầu dừa là năm tôi lên 6 tuổi lần đó tôi cùng cha đi ra ngoài mé sông giăng lưới bắt cá mặc dù có con đường đất bình thường nhưng vì đường đó hơi xa nên cha con tôi chọn đi qua cầu dừa cho gần, tôi đi trước cha tiếp bước theo sau thật ra không phải tôi anh hùng gì mà vì cha sợ tôi bị ngã nên đi sau nếu tôi có ngã cha còn chụp cho kịp, cha thì bước đi thoăn thoắt như tên lửa còn tôi thì lấm la lấm lé bước đi xiêu vẹo không vững thế là mới đi được nửa cây cầu tôi trượt chân ngã ùm xuống sông ướt sũng hết cả người cha phải nhảy theo để đưa tôi vào bờ nhớ lại lúc đó tôi như con chuột lột ngượng ngùng không sao tả xiết nhưng sau này do đi qua đi lại nhiều lần nên tôi cũng đã dần quen và giữ thăng bằng khá tốt chứ không còn vụng về như ngày xưa nữa.
Thời còn đi học cấp 1 ở trường làng bọn trẻ con xóm tôi vẫn thường đi qua cầu dừa biết rõ là nguy hiểm nhưng con nít mà càng nguy hiểm càng thích hểt nhảy nhót, đùa giỡn trên cầu chúng tôi còn bày trò nhảy cầu tự tử từ trên cao phi thẳng xuống sông rồi vui cười hớn hở con nhà quê đứa nào cũng biết bơi nên không phải sợ gì cả nhưng về nhà quần áo ướt nhem bị cha mẹ mắng là chuyện thường tình, những buổi trưa hè nóng nực bọn con trai chúng tôi lại rủ nhau lên cầu rồi nhảy xuống sông tấm rửa với 3 tiêu chí:
- Nhanh.
- Mát mẻ
- Khỏi tốn nước ở nhà.
Nói vậy thôi chứ vui chơi là chính chứ dân sông nước mà nếu không chơi với nước còn biết chơi với cái gì bây giờ, cây cầu dừa quê tôi không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại mà còn là nơi các chú các bác tụ tập ra đây ngồi câu cá vừa giải trí xả stress, vừa kiếm chút đồ ăn cho bữa cơm chiều để vợ con đở tốn tiền đi chợ.Ngoài ra địa điểm này còn là nơi lý tưởng để các cập đôi yêu đương gắn kết tình cảm, chẳng là anh ba Phương ở xóm trên thích chị Xuân ở xóm tôi nhưng bị cha mẹ ngăn cản vì không môn đăng hộ đối vì quá thương nhau nên anh chị thường xuyên lén cha mẹ để gập nhau vào ban đêm và chổ bí mật là cây cầu dừa xóm tôi, lúc đầu bọn tôi cũng không để ý nhưng thấy anh chị cứ thập thò thập thỏm nên bọn trẻ xóm tôi mon men tìm hiểu sự tình mới biết được mọi chuyện nhưng vì thương cho anh chị nên chúng tôi không những không nói mà trái lại còn làm ông Tơ bà Nguyệt se duyên cho hai anh chị nhưng sau một thời gian hai bên gia đình cũng hiểu và chấp nhận cho hai người thành vợ thành chồng bằng một đám cưới linh đình và để trả ơn cho chúng tôi anh chị đã mời hết thảy bọn trẻ trong xóm đến dự đám cưới và cả đám được đãi một bữa no bể bụng tất cả chúng tôi đều vui vì anh chị hạnh phúc. Nếu nói về cây cầu nào khó đi nhất trên đời này chắc chắn trong đó phải có cây cầu dừa nếu không phải là người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn đã bao đời nay gắn bó với cây cầu dừa thì tôi khuyên bạn đừng nên đi thử làm gì không khéo lại té ùm xuống sông như tôi ngày bé vì cầu dừa rất khó đi rung rinh, lắc lẻo nếu không quen, không có kỉ thuật đi lại sẽ rất dễ bị ngã, nhớ có lần anh Phú con bác 6 dẩn bạn gái từ Sài Gòn về quê chơi cô nàng không biết cứ thế mang guốc bước qua cầu thế là vừa được hai ba bước lại rơi tủm xuống sông làm cả xóm hoảng sợ nhảy xuống cứu ôi một kỉ niệm nhớ đời, thế mới có bài hát «Cây Cầu Dừa» mà Ngọc Sơn vẩn hay hát:
«...Em ở phố thị quen rồi xe cộ đón đưa
Em đã quên rồi quê mình có cây cầu dừa
Cầu dừa trơn trợt lấm em ơi, đi mà không khéo té như chơi
Môi son má đào, chân guốc cao gót làm sao đi cầu dừa...».
Giờ đây đất nước Việt Nam mình phát triển nhiều hơn trước và cây cầu dừa được thay thế bằng những chiếc cầu bê tông cốt thép hiện đại nhưng tôi tin rằng hình ảnh Cây Cầu Dừa vẫn luôn luôn sống mãi trong tâm trí con người Việt Nam.
Họ và tên: Huỳnh Tấn Đạt
Địa chỉ: Bàu năng - Dương minh châu - Tây ninh.
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.