Cánh đồng quê hương trong tôi (Lượt xem: 1274)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Không gian trong chiếc xe khách chật chội, oi bức và đầy mùi mồ hôi, mùi điều hòa lẫn với mùi chua loét thoát ra từ những chiếc túi ni-lông của một vị khách say xe nào đó.

Cánh đồng quê hương trong tôi
(Nguyên bản của tác giả)
-Có bốn ghế mà nhét những sáu người! Có để cho người ta thở không hả? Một người đàn ông nói giọng sang sảng, mặt mũi đỏ gay vì nóng.
-Anh thông cảm. Đằng trên này hơn chục người đứng gần hai tiếng rồi. Ai cũng muốn về quê thì phải chịu chứ. Anh lơ xe không kiên nhẫn gắt lên, trên trán mồ hôi từng giọt chảy xuống mặt, tấm lưng đã ướt sũng từ bao giờ.
Có lẽ tôi phải là người lo lắng, mệt mỏi nhất ở đây thì mới hợp với cảnh cô sinh viên năm nhất lần đầu bỡ ngỡ đi xe khách về quê. Nhưng tôi đâu có nghe thấy những tiếng cằn nhằn hay để tâm quá đến mùi lạ trên xe đâu bởi một câu thúc giục hối hả vẫn luôn hiện hữu trong đầu tôi: Bao giờ mới thấy được cánh đồng lúa chín nhỉ.Hơn sáu mươi người trên xe đều mong trở về quê hương để được sum họp với gia đình sau tháng ngày bôn ba vất vả. Tôi tự hỏi trong số họ, liệu có ai cũng da diết nhớ về cánh đồng quê như tôi hay không?
Cánh đồng quê đối với tôi lạ lắm. Không như những con bé 9X mơ mộng về quần áo đẹp, tình yêu hay những cuộc vui với bạn bè, tôi thân thiết với cánh đồng quê hơn cả tri kỉ. Tôi giống như một người trẻ tuổi tìm về những thứ cũ kĩ, chân chất, mộc mạc. Nhưng ai bảo cánh đồng quê hương đã nuôi tôi lớn và dạy tôi làm người cơ chứ.
Tôi nhớ lúc mình nhỏ, sau những cơn mưa to, tôi khẩn khoản đòi bố cho đi soi ếch đêm trên ruộng lúa. Hai bố con bắt ếch từ đêm đến tờ mờ sáng, ống quần dính đầy bùn đất mà vẫn hăm hở mang ra ngoài chợ bán được mấy trăm ngàn. Bố không giữ lại tiêu mà dùng tiền ấy mua cho tôi cái áo trắng, cái quần vải để tôi mặc đến trường.
Rồi những hôm mẹ và tôi ra đồng vớt bèo, bắt ốc bươu vàng cắn lúa trên ruộng về nấu lên cho cá, cho vịt ăn, đàn vịt nhờ thế mà lớn nhanh hơn cả ăn cám. Tôi nghĩ, cánh đồng lúa sinh ra để có bèo hoa, có ốc bươu là chủ ý của nó. Với những người nông dân cần mẫn và yêu ruộng lúa của mình thì bèo ốc mới là thứ có ích, vì thế mà tôi lại càng yêu cánh đồng lúa nhiều hơn.
Có lần trên Thủ đô nhìn thấy hàng cốm rong, tôi lại nhớ mùi cốm quê hương và nhớ cánh đồng quê da diết. Mười ngàn một lạng cốm, tôi cắn răng bỏ tiền một bữa ăn mua hai lạng cốm về, đong ra thì vừa đầy một cái chén rồi ngồi nhấm nháp từng hạt cốm dẻo một. Khi ăn cốm, tôi thoáng nghĩ về một bài văn mình học cấp hai, về hương vị đã bị thất truyền của cốm làng Vòng Hà Nội. Tôi nghĩ có thể lắm, cốm mẹ tôi làm cũng ngon như cốm làng Vòng ấy, dù để nguội ngắt thì nó vẫn dẻo và thơm hơn nhiều lần món cốm mà tôi đang ăn. Mẹ tôi năm nào cũng trồng thêm lúa nếp để dành đến Tết gói bánh trưng. Khi hạt gạo nếp còn bấm ra sữa, mẹ tôi cắt về một bó to tỉ mẩn nhiều giờ làm ra những hạt cốm dẻo, lại ủ trong lá sen bảo tôi tối mang biếu mỗi nhà một ít. Lúc ấy, tôi muốn ăn bao nhiêu cốm cũng được, có khi mình tôi ăn hết cả một bát cốm mà vẫn còn thèm. Tôi biết ơn cánh đồng quê lắm, nó đã cho tôi thưởng thức món ăn dân dã mà nồng đượm tình yêu thương của mẹ.
Xe khách dừng lại ở cổng làng, cửa xe vừa mở, tôi như người mê man sực tỉnh bởi mùi lúa chín và hít căng buồng phổi cái mùi thơm tinh khôi ấy. Tôi thảng thốt khi thấy hai bên đường làng vẫn là cánh đồng quê hương, thì ra tôi vẫn chưa bao giờ đi xa khỏi quê hương của tôi cả. Những đống rơm vừa đốt khiến tôi nhớ về mỗi buổi chiều, tôi và mấy đứa em họ mang củ sắn, củ khoai vùi vào nướng, đứa nào cũng xuýt xoa khen sao mà thơm, mà ngon thế. Tôi thấy phấn chấn và hồi hộp vì nghĩ đến không biết vụ gặt này nhà tôi có được nhiều lúa không, bố mẹ tôi đã trạng lúa xong chưa nhỉ. Nghĩ đến đấy, tôi có gắng bước chân nhanh về nhà và nhìn ngắm mọi người đang gặt trên cánh đồng, hồ hởi vẫy tay khi nhìn thấy tôi trở về.
Mùa đông này là mùa đông đầu tiên tôi trải qua trên Thủ đô. Cái lạnh khiến tôi tê buốt nhưng mùi hương xôi nếp lan tỏa khắp xóm trọ lại khiến lòng tôi vô cùng ấm áp.
-Hương xôi nếp thơm quá Thư ơi. Chị sinh viên phòng trọ bên cạnh đi qua phòng tôi tấm tắc khen.
-Vâng. Gạo nếp mẹ em trồng ở quê đấy ạ! Tý nữa em mang sang cho chị một ít nhé. Giọng tôi vang lên lảnh lót lại nghe như có chút tự hào trong đó.
TIN LIÊN QUAN
DANH MỤC
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
TIN XEM NHIỀU NHẤT
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
STV GIỚI THIỆU
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.