Cánh đồng ngày Tết quê tôi - Lê Đức Bảo (Lượt xem: 1682)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Phong vị ngày Tết trên đồng làng quê tôi sao mà nhiều cảm xúc quá! Những năm tháng tuổi thơ như một miền kí ức đẹp đẽ lại chợt ùa về dạt dào khi xuân đã chạm ngõ khắp muôn nơi. Ai ai cũng tất bật, hối hả và trên môi lúc nào cũng nớ một nụ cười rạng rỡ. Tôi nhớ, cha thì lấy từ gác bếp đem gieo trên đất xốp những hạt hoa rồi tạo thành những luống hoa cúc vàng rượm từ cổng rào tre vào đến tận sân gạch. Chăm chút, cắt gọt cây mai trước nhà bằng tất cả sự trân trọng nhất. Mẹ đã đong ba giạ nếp tượng rằn phơi ra sân nắng. Đó là thứ đầu tiên tôi thấy lúc vừa dứt những trận mưa triền miên và cũng là thứ chuẩn bị để có một cái Tết mang đậm hương vị đồng làng nhưng lại thanh khiết biết bao.

Cánh đồng hoa tuyệt đẹp sẵn sàng đón tết
(Nguyên bản của tác giả)
Cứ đến chập Tết, thường vào tháng Chạp với ánh nắng dịu nhẹ, làm vơi bớt sự bực bội trong người. Những ngày tất bật ấy, từng tờ lịch như muốm bám víu lại trên tường, chẳng muốn rời. Nhớ khi còn nhỏ, cứ chờ đến sáng sớm tinh sương, tôi lại vội vàng đưa tay xé nhanh tờ lịch rồi nói với mẹ: “Hôm nay nữa thôi, sắp đến ngày đưa ông Táo về trời!”. Mà ông Táo đi là Tết, đón ông Táo về, hạ cây nêu ăn chè là hết Tết. Ở quê khác với thành phố, khi đưa ông Táo là phải rộn ràng chuẩn bị đủ thứ, vì đồng lúa đã cắt sạch trơn; gà vịt đã béo tốt; thịt thà đã chia đủ; gạo nếp đã sàng sảy đầy thúng; rau quả đã căng tròn, xanh tươi mơn mởn…trông mà thích mắt.
Phong vị ngày Tết trên đồng làng quê tôi sao mà nhiều cảm xúc quá! Những năm tháng tuổi thơ như một miền kí ức đẹp đẽ lại chợt ùa về dạt dào khi xuân đã chạm ngõ khắp muôn nơi. Ai ai cũng tất bật, hối hả và trên môi lúc nào cũng nớ một nụ cười rạng rỡ. Tôi nhớ, cha thì lấy từ gác bếp đem gieo trên đất xốp những hạt hoa rồi tạo thành những luống hoa cúc vàng rượm từ cổng rào tre vào đến tận sân gạch. Chăm chút, cắt gọt cây mai trước nhà bằng tất cả sự trân trọng nhất. Mẹ đã đong ba giạ nếp tượng rằn phơi ra sân nắng. Đó là thứ đầu tiên tôi thấy lúc vừa dứt những trận mưa triền miên và cũng là thứ chuẩn bị để có một cái Tết mang đậm hương vị đồng làng nhưng lại thanh khiết biết bao.
Giống nếp tượng rằn dùng để nấu xôi, làm rượu, gói bánh tét, bánh chưng hay làm cốm thì ngon phải biết, nhưng nó lại không dính như nếp cái hoa vàng ở miền Bắc. Để làm ra những “hạt ngọc” ấy không hề đơn giản chút nào, đất trồng nếp tượng rằn thì mẹ luôn tay liềm, tay thúng với những đêm mờ sương lấy nước để có những vạt nếp tượng rằn thân cao, hạt trĩu nặng, to tròn. Những hạt nếp ấy, mẹ thổi xôi cúng ông Táo, nấu chè đều thơm ngon nức mũi. Bỗng nhớ lại vị ngọt lịm, vị béo nguậy từ món chè mà mẹ nấu. Nhưng chưa hết, nếp tượng rằn còn được cha tỉ mỉ gói ra những đòn bánh tét – thức quà không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến Xuân về ở quê tôi và của cả đất nước Việt
Đêm cuối năm, trẻ con nào ngủ được với lòng hăm hở mong đến Tết. Tôi thức đến đêm giao thừa, được nghe cha kể chuyện bên nồi bánh tét nghi ngút khói, rồi moi từ bếp lửa những mảnh than củi cháy đượm để nướng thịt khô được lấy từ chái bếp và nhâm nhi li rượu nếp cay nồng, ngọt dịu và ấm lạ. Đồng làng yên ả, bếp lửa tí tách, đâu đó thấp thoáng bóng dáng Nội bên bàn thờ lo nhang đèn. Nơi ấy có đầy đủ hương vị đồng làng của xôi, của cốm, của rượu, của hoa cúc vàng rực và của cả buồng chuối sau nhà… Một xíu nữa thôi sẽ là những đòn bánh tét nóng hôi hổi. Thế là quá đủ cho ngày Tết!
Sau vài chục năm trôi qua như một cái chớp mắt, đồng làng đã thay đổi rất nhiều, không như xưa nữa. Đẹp hơn, thênh thang hơn, có nơi đã thành đô thị mà những người xa quê lâu năm trở về phải ngơ ngác. Bộ mặt nông thôn mới khoác lên chiếc áo hiện đại cho cánh đồng nơi tôi sinh ra. Chẳng còn góc vườn, nếp sân, khoảng đất để trồng loại lúa nếp nổi tiếng một thời, được xem là đặc sản của đồng nội.
Mùa Tết nữa lại về. Nhớ áo mới của mẹ, phong bao lì xì của Nội, cốm rang của cha…đến cặp bánh tét nhỏ nhắn lấy trộm trong bếp, cầm trên tay xúng xính đi khoe với lũ bạn. Ôi, sao nhớ cả cái hương vị ngày Tết “đặc sệt” nơi cánh đồng làng – cánh đồng tuổi thơ chạy dọc theo chiều dài tuổi thơ ngây ngô của tôi. Để bây giờ chỉ dám thốt lên thật to: Nhớ quá! Cánh đồng ngày Tết quê tôi…
- Họ và tên: Lê Đức Bảo
- Địa chỉ: 306/4 Võ Thị Sáu, Vĩnh Trường, TP. Nha Trang - Khánh Hòa
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.