Cảm ơn hương lúa - Trần Huy Minh Phương (Lượt xem: 729)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Còn nhớ lần đầu là anh giáo trẻ về vùng sâu dạy tiểu học. Những ngày nghỉ cuối tuần, có đôi lần phụ việc với thầy Hiệu trưởng công việc đồng áng. Nói nghe “hoành tráng”, thật ra chẳng có biết việc gì để làm cả, đối với tôi, một kẻ nửa thị trấn nửa quê lúa. Cứ đứng xớ rớ nhưng cũng lăng xăng với thầy việc này việc kia. Nhớ lần cùng nhau bơm nước vào ruộng và lần nước ngập ruộng phải cho xuồng vào tận ruộng gom lúa lên bờ. Mà mọi người hì hục, còn tôi chỉ cầm nhánh lá dừa nước mà cười với chim trời, thi thoảng thì đi dọn chén, mang nước tới cho mọi người giải khát giữa mùa lúa…

Cảm ơn hương lúa
Kính tặng thầy Trần Văn Truyện!
Cho đến bây giờ hương lúa, vị lúa vẫn còn đằm thắm và xát nhớ trong tôi. Dù tôi ở thị thành hay ở chợ hoặc có lúc nào đó từng bước chân men theo lối nhỏ trên bờ đê nghe lúa hát, nghe đất trời mở ra từng tiếng chim reo vui, vô tư bên ngày thì cánh đồng lúa vẫn cứ đằm thắm và lớn trong tôi.
Còn nhớ lần đầu là anh giáo trẻ về vùng sâu dạy tiểu học. Những ngày nghỉ cuối tuần, có đôi lần phụ việc với thầy Hiệu trưởng công việc đồng áng. Nói nghe “hoành tráng”, thật ra chẳng có biết việc gì để làm cả, đối với tôi, một kẻ nửa thị trấn nửa quê lúa. Cứ đứng xớ rớ nhưng cũng lăng xăng với thầy việc này việc kia. Nhớ lần cùng nhau bơm nước vào ruộng và lần nước ngập ruộng phải cho xuồng vào tận ruộng gom lúa lên bờ. Mà mọi người hì hục, còn tôi chỉ cầm nhánh lá dừa nước mà cười với chim trời, thi thoảng thì đi dọn chén, mang nước tới cho mọi người giải khát giữa mùa lúa…
Những con sóng đùng đục vị phù sa như đang sôi lên cùng bước chân móng phèn của thầy, của bạn bè tôi. Lần đầu tôi biết son sót và ran rát da vì những bó lúa. Lần đầu tôi hiểu vị khó nhọc của bao kẻ nông phu làm ra hạt ngọc mà mỗi ngày mình ăn thanh thản. Nhưng lúc đó, tuổi trẻ làm gì biết ngẫm ngợi sâu đến vậy. Chỉ là hăng say tiếp việc với thầy thì ít mà chạy tới chạy lui trên cánh đồng cho thỏa chí chân chạm vào phù sa, chân chạm vào cổ tích…
Giờ đây, tôi bên mâm cơm trắng và thầm cảm ơn những ai đã làm ra hạt ngọc này. Tôi cảm ơn vô hạn từ muôn duyên tạo thành bữa cơm ngay giây phút này.
Vì có hạt giống, có đất, có nước, có phân, đặc biệt là có bàn tay lao động cần mẫn của con người mà những điều kiện trên được gieo đặt đúng chỗ rồi thuận theo tự nhiên của nắng, mưa, gió, nước mà theo thời gian những hạt mầm kia bắt đầu nhô ra khỏi mặt đất và chúng lớn dần lên trên mặt đất lé đé nước, sự ẩm ướt ấy khơi mở luồng sinh tồn độc đáo hàng ngàn năm qua! Có khi còn lâu hơn nữa…
Mỗi ngày qua, cây lúa, cánh đồng lúa ấy phải chống chọi với thiên nhiên từ sâu bọ, chuột, cua, cá cho đến thời tiết xấu tốt để tự nó vươn mình trĩu hạt. Mỗi ngày qua, người nông dân vẫn nhón khẽ chân đi trên đồng, luồn mình nhẹ nhàng sâu vào từng ngõ ngách của ruộng nước để tìm cỏ mà diệt, đắp đất, vun phân, đặt cây lúa cho vào chỗ thưa, xé lẻ chỗ dày,… nhiều công đoạn mà chỉ có chiếc nón lá và cái khăn rằn đang thấm mồ hôi của nông phu mới rõ điều đó!
Một ngày nào đó, ồ hạt vàng bóng loáng đã lấp ló trên nhánh lúa và nếu lúa muốn trổ bông đầy thì phải cúi đầu. Cái cúi đầu của lúa, cái cúi đầu của bao nông phu khi cắt lúa thu hoạch thật là kỳ diệu và cao vời vợi xiết bao. Cúi đầu đầy kiêu hãnh. Cũng vậy, chúng ta muốn ăn thì cũng phải cúi đầu!
Khi lúa thu hoạch thì được những con người âm thầm mà đem lại cái no cho đời đó đem lúa ra phơi. Thóc vàng đầy sân. Khi những hạt thóc khô và óng ánh cũng là lúc chúng được trữ vào bồ, được chọn làm giống cho mùa sau, được cho vào nhà máy giã ra gạo và thế là vòng luân chuyển đời gạo đến với mọi người, mọi nhà.
Đã bao lần bàn tay mẹ, rồi bàn tay chị vo gạo, chắt nước vo gạo kia mà thoa lên da mặt. Đã bao lần gạo được nấu lên khi sôi thành cơm thì được những bàn tay phụ nữ ấy chắt ra lấy nước cơm để nguội mà uống. Nước cơm hòa với chút đường, có khi nước cơm làm canh cho bữa cơm đạm bạc, vậy mà ám mãi lòng nhau mỗi bước chân xa sau này.
Đâu dễ cầm chén cơm lên ăn mà nhai ngốn ngấu hoặc ăn trong sự lãnh đạm. Ăn một chén cơm thấm đẫm bao nhiêu tình yêu trong đó. Tôi bắt đầu trải lòng mình cảm ơn từ hạt mầm rồi đất, nắng, gió, mưa cho tới bàn tay nông phu và bao nhiêu thứ khác để rồi cảm ơn mẹ, cảm ơn chị, cảm ơn em đã làm nên những bữa cơm đậm đà vị quê nhà! Trong một mà có tất cả, trong tất cả mà là một. Hương lúa ơi! Tôi nhớ. Hương lúa ơi…
.Ta-bà, ngày 22.5.2017.
T.H.M.P
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.