CÁI RẪY VÀNG - Phạm Ngọc Diệu (Lượt xem: 875)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"

Cập nhật: 30/05/2017

Giớ đây nhà cửa khan trang đầy đủ tiện nghi, nhưng cha vẩn còn giữ cái gánh bán xì dầu năm nào. Chuyện quay lại cái nghề bán xì dầu của cha lúc này xem như không thể sải ra, nhưng cha muốn giữ nó để làm kỷ niệm một thời suốt ngày đi rong ngoài đường. Trong thâm tâm lúc nào cha tôi cũng nghĩ: Một món đồ là một kỷ niệm là một hành trang trong cuộc đời. Rồi cha tôi đặc tên cho cái rẫy ở nhà mình là: “ Cái rẫy vàng”

 CÁI RẪY VÀNG - Phạm Ngọc Diệu
Cánh đồng quê hương
(Nguyên bản của tác giả)

Quê tôi ở Vĩnh Châu. Nơi có ba dân tộc cùng sinh sống. Kinh, Hoa và Khmer, cha tôi là người hoa còn mẹ tôi là người Khmer nhưng gia đình tôi sống trên đất nước Việt Nam.

Nhìn nhà cửa kha trang đầy đủ tiện nghi ai cũng nghĩ kinh doanh mua bán gì lớn lắm. Nhưng thật ra, gia đình tôi chỉ vươn lên bằng nghề trồng rẫy. Có nhiều lần nghe cha kể lạ: Trước đây gia đình chỉ đủ ăn không có dư giả. Nhưng với cái tính cần cù của người Hoa cùng với cái tính xuyên năng chịu cực, chịu khó của người khmer. Hôm nào cũng vậy: Cứ từ sáng sóm là cha quãy gánh đi báng xì dầu, còn mẹ con cũng quãy gánh đi bán rau cũ quả. Rồi nhiều năm trôi qua mà kinh tế gia đình chẳn phát triển là bao. Nhìn thấy bà con trong xóm này sống bằng nghề trồng rẫy kinh tế phát triển rất nhanh từ đó cha và mẹ tạm rát lại chuyện mua gánh bán bưn, chuyển sang nghề trồng rẫy. Bước đầu không biết phương pháp gieo trồng, cách trăm sóc bón phân và lịch thời vụ cho từng loại rau cũ quả nên năng xuất không đạt. Có lúc cha cũng đâm ra nản trí: Làm nghề trồng rẫy cực gắp nhiều lần so với đi bán, phải Quần quật suốt ngày đội mưa đội nắng ở ngoài nương rẫy giờ còn bị lỗ, có lúc cha cũng định bỏ nghề trồng rẫy quay lại nghề cũ.

Nhưng được mẹ động viên an ủi: Bước đầu mình không biết mới như vậy, ông cố gắng đừng nản lòng “ Thất bại là mẹ đẽ của thành công”. Rồi được các cô, các chú có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề trồng rẫy hướng dẩn, tôi mua sách trồng trọt về cho cha tham khảo, từ đó cha biết được phương pháp gieo trồng và lịch thời vụ cho từng loại rau củ quả:

Do áp dụng đúng phương pháp gieo trồng. Năm đó rẫy của cha tôi đạt năng xuất cao nhất ở cái xóm rẫy này. Nhìn thấy nương rẫy phát triển tốt cả nhà ai cũng vui mừng, nhưng cha tôi là người vui nhất. Từ sáng sóm: Khi tôi bước ra khỏi màng chuẩn bị đi học là nhìn thấy cha ở ngoài cái rẫy, đi hết luốn này đến luốn khác, nhổ từng bụi cỏ chăm sóc cho từng góc đậu góc cà mà chẵn biết mõi tay mõi chân, có lúc đứng ngấm từng trái đậu, trái cà đang phát triển tươi tốt. Cứ nhìn mãi nhìn mãi mà không biết chán.

Từ ngày cha tôi cất cái tròi ở ngoài nương rẫy là cha ở suốt ngoài đó, đến bửa ăn mẹ phải mang cơm ra, nếu không là cha cũng quên luôn. Nhìn nương rẫy phát triển tươi tốt cha tôi cũng đã no bụn.

Có hôm thấy nằm lắc lư trên chiếc võng, tay cầm cuống sách. Tôi men đến bắt chuyện.

Sách con mua có giúp ít gì cho việc trồng trọt của cha không?

Mấy cuốn sách con mua rất bổ ít cho cha, trong đây người ta hướng dẩn rất rõ ràng cụ thể, từ cách làm đất đến gieo hạt thời gian bón phân còn có cả lịch thời vụ cho từng loại.

Rồi cha đọc cho tôi nghe mấy câu tục ngữ.

            “ Tháng chạp là tiết trồng khoai

Tháng Giêng tưới đậu, Tháng Hai cấy cà”.

            Nghe cha đọc một cách lưu lót mà không cần xem sách là tôi đã hiểu, những câu tục ngữ kia nó đã ăn sâu vào trí nhớ của cha. Rồi cha đọc tiếp tục mấy câu:

            “ Phân tro không bằng nó nước”. Hay câu

 “ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”.

            Sau khi thu hoạch xong. Bao nhiêu nương rẫy ở cái đất Vĩnh Châu này hầu hết ai cũng trồng dưa để bán tết. Riêng cha tôi thì mua giống hành củ về trồng.

            Một hôm mẹ tôi nói: Gần tết sao ông không trồng dưa mà trồng củ hành? Ông thấy đó. Ở cả cái xóm này ai cũng đều trong đưa hấu để bán tết.

            Ai cũng ùn ùn trồng dưa, tôi sợ đến lúc đó nhiều quá bán không có giá, hơn nữa lúc này là rất phù hợp cho việc trồng củ hành.

            Sao ông biết lúc này trồng củ hành là phù hợ?

            Tôi đọc mấy cuốn sách của con mua về, nên tôi biết được việc này. Bà an tâm không có thất bại đâu mà sợ, bà không nhớ cái câu:

 “ Có  phúc thì làm quan. Có gan thì làm giàu ”.

            Tôi thấy ông nhiễm nặng dữ rồi đó! Từ ngày được con gái mua cho mấy cuốn sách lúc nào mở miệng ra là văn với thơ.

            Cha tôi vừa cười vừa nói: Thì “ Xấu hay làm tốt” Còn “ Dốt hay nói chữ ” có bao nhiêu thì mình sai bao nhiêu, khi nào sài hết thì mình kiếm nữa.

            Nhìn thấy cha mẹ vui vẻ tôi sen vào: Mẹ! Mai con đi học con mua cho mẹ vài cuốn sách để mẹ đối đáp với cha.

            Mẹ mà ra chiêu cha con thua là cái chắc.

            Thử xem ai hơn ai! “ Ngựa chạy đường vài mới biết ngựa hay”.

            Vậy từ trước đến giờ có lần nào ông thắng tôi đâu.

            Chuyện đó là chuyện khác! Nhưng rồi có ngày tôi cũng thắng bà.

Cả nhà đầy ấp tiếng cười vui vẻ: Đúng như sự tính toán của cha. Năm đó rẫy cũ hành của gia đình tôi được cả hai: Trúng mùa, trúng giá.

Giớ đây nhà cửa khan trang đầy đủ tiện nghi, nhưng cha vẩn còn giữ cái gánh bán xì dầu năm nào. Chuyện quay lại cái nghề bán xì dầu của cha lúc này xem như không thể sải ra, nhưng cha muốn giữ nó để làm kỷ niệm một thời suốt ngày đi rong ngoài đường. Trong thâm tâm lúc nào cha tôi cũng nghĩ: Một món đồ là một kỷ niệm là một hành trang trong cuộc đời. Rồi cha tôi đặc tên cho cái rẫy ở nhà mình là: “ Cái rẫy vàng”

 

            Địa chỉ: Phạm Ngọc Diệu, Xã Châu Hưng A, H Vĩnh Lợi, T Bạc Liêu

 


TIN LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online