Bụi tre ngà - Nguyễn Văn Công (Lượt xem: 2826)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Cơn bão vừa đi qua, bố và mấy người hàng xóm đang bàn tính với nhau chặt nốt bụi tre ở rìa nhà máy đi, đã có mấy cây đổ, bụi tre xơ xác hẳn sau sự tàn phá của cơn bão đêm qua. Cả cánh đồng lúa đã bị mấy khu công nghiệp san bằng năm ngoái, vẫn còn duy nhất bụi tre đang thoi thóp…

Bụi tre ngà
(Nguyên bản của tác giả)
Cơn bão vừa đi qua, bố và mấy người hàng xóm đang bàn tính với nhau chặt nốt bụi tre ở rìa nhà máy đi, đã có mấy cây đổ, bụi tre xơ xác hẳn sau sự tàn phá của cơn bão đêm qua. Cả cánh đồng lúa đã bị mấy khu công nghiệp san bằng năm ngoái, vẫn còn duy nhất bụi tre đang thoi thóp…
Bụi tre trước kia khá lớn, có đến khoảng hơn trăm cây nhưng bây giờ chỉ còn khoảng bốn năm chục cây, do mỗi ngay lại có người đến xin một vài cây để về làm cán cuốc, cán xẻng hay điếu cầy. Tre vàng óng, đó là tre ngà, thân cây cao vút, gióng dài và thẳng, lá to hơn lá tre bình thường. Không rõ bụi tre có từ bao giờ, chỉ biết là ngay từ lúc tôi còn nhỏ tre đã cao vút ròi, bọn trẻ thường lui tới đây để lấy cành tre chế tạo diều, khăng, hay làm lồng gà, còn người lớn thì hay đến lấy lá tre về để đun nước tắm cho trẻ con.
Trước kia, ở làng có tới hơn chục bụi tre lớn, ở đầu làng, cuối làng, rìa đồng đều có cả, tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc của làng. Nhưng dần dần, tre trở nên hiếm dần khi con người tăng nhu cầu đất ở, những bụi tre dần nhường chỗ cho những nhà cao tầng san sát nhau. Người dân cũng ít làm nông nghiệp hơn, nhiều khu công nghiệp mọc lên, không còn có những cụ già đi lấy tre về làm xảo, rổ, giá nữa thay vào đó họ mua những vật dụng này ở cửa hàng tạp hóa.
Hồi còn học tiểu học, cô giáo thường dậy rằng cây tre là cây có sức sống mãnh liệt, giản dị nhưng tràn đây nghị lực, quả không sai, bụi tre sau nhà tôi nằm sát con mương của làng, nhiều lần đất lở nhưng bụi tre vẫn không đổ. Bộ rễ của nó càng ngày càng vươn xa ra, lồi lõm cả một vùng, nhiều cây xiêu vẹo ngả xuống mương nhưng nhất quyết không đổ. Những lọn măng tre vẫn ngày ngày nhú lên, tre già măng mọc, tựa như những quy luật của sự sống.
Làng bên cạnh còn lấy cả tre đặt tên làng, làng Tre, bởi vì ngày xưa cả làng được vây kín bởi những rặng tre ngà vàng chóe, cái tên vẫn còn đó nhưng tre giờ đang bước từng bước vào quá khứ xa xôi.
Ngày hè, người ta thường cắt điện luân phiên, cơn nóng hầm hập cứ ập đến từng nhà, mùa hè bây giờ khác xưa, hè nóng hơn nhưng lại có quạt, có điều hòa, nhưng không có điện họ chẳng biết đi đâu ngoài câu than vãn “sao lâu có điện thế?” Ngày xưa thì khác, buổi trưa, người già, trẻ nhỏ trong xóm hay ngồi dưới bụi tre sau nhà tôi, kể chuyện, nhổ tóc sâu, những tia nắng xuyên qua khe lá làm gợi lên bao kỷ niệm thuở ấu thơ. Rồi ban đêm, gió nhè nhẹ thổi sáo qua tán tre, âm thanh nhẹ nhàng vui tai đến lạ lung, ánh trăng lấp ló treo trên ngọn tre tựa như kể một câu chuyện dân gian giữa đời thường. Buổi bình minh, bọn chào mào, sáo đen cũng thường rủ nhau đến đây tâm tình, tán gẫu, nhưng chúng cũng dần biết sợ màu khói đen đang từng ngày dầy lên kia.
Nhưng cơn bão đêm qua đã viết lên tờ giấy báo tử cho khóm tre ngà cuối cùng của làng. Ngọn tre già quật vào ngôi nhà mái của hàng xóm làm bay mất mấy viên ngói, thêm nữa, nó còn quật vào mái tôn nhà ông Nghị, làm cả đêm tiếng uỳnh uỳnh cứ đe dọa giấc ngủ. Bố không muốn làm mất lòng hàng xóm, cũng như cần phải phá bụi tre đi để chuẩn bị xây nhà mới, bố cũng không quan tâm lắm đây là bụi tre cuối cùng của làng.
Đúng chín giờ sáng, mưa vừa tạnh, bố và mọi người đã chuẩn bị sẵn dao rựa, cưa, dây.. để kết liễu bụi tre ngà, mấy nhà cần tre làm đồ dùng cũng đã đến từ rất lâu, họ mong chờ một món quà mà không cho cũng phí. Mọi người hối hả cho công việc, những nhát dao đầu tiên hạ những cây tre nhỏ, tre ngã xuống, tiếng cưa máy như xé lòng tuổi thơ của người chứng kiến. Một vài tổ chim sâu cũng rơi xuống, có mấy quả trứng nhỏ, có lẽ chúng không thể nở được khi ngôi nhà không còn nữa.
Nhoằng cái, những cây tre cuối cùng cũng nằm rạp xuống, mấy đàn chim đậu ở trên mái nhà đưa ánh mắt nhìn tiếc nuối trong tiếng hể ha của những người lấy tre về làm vật dụng. Mùi tre ngà khác với các loại tre khác, thơm một cách dịu ngọt, có lẽ tre đang đi dần từng bước vào trong sách vở và trí tưởng tượng của trẻ con.
Thế là bụi tre cũng đã đi theo cánh đồng lúa năm ngoái, người bạn tri kỷ của nó biết bao nhiêu đời nay. Có lẽ mùi đòng đòng chín, mùi lá tre non sau này không được ngửi nữa mà chỉ có thể tả cho lớp người đằng sau. Dù sao thì Trái Đất vẫn quay và những gì thuộc về truyền thống văn hóa vẫn đẹp, vẫn tồn tại trong tâm trí của nhiều người, cho dù cái xã hội có hối hả đến đâu đi chăng nữa vẫn cần một góc bình yên để hoài niệm.
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Tác phẩm: Bụi tre ngà
Địa chỉ: Văn Phú - Thường Tín - Hà Nội
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.