BỨC TRANH CÁNH ĐỒNG - Nguyễn Thúy Anh (Lượt xem: 2425)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Tôi sinh ra ở một chợ xã cách huyện chừng mười cây số. Mở mắt ra đã thấy người ta mang hàng ra chợ bán, đã sớm nghe những câu chào mời, những lời ngả giá hoà lẫn vào nhau tạo thành những âm thanh hỗn hợp. Có lẽ cái tấp nập, nhộn nhịp mỗi buổi sáng mai đã để lại một mảng màu sáng tươi trong kí ức. Nhưng bức tranh tiềm thức của tôi nào đâu chỉ có vậy, bởi những cánh đồng quê tưởng chừng không mấy thân quen đã được vẽ lại một cách lung linh và sống động qua những lời mẹ kể.

Bức tranh cánh đồng
Câu chuyện về cánh đồng quê tôi vẫn nghe từ mẹ bao giờ cũng gắn liền với hình ảnh của ông ngoại. Mẹ kể rằng ngày xưa làm ruộng cực lắm, chỉ có những công cụ thô sơ với những tên gọi khác nhau mà tôi không tài nào nhớ tên cho kì hết. Cái cày, cái cuốc nghe có vẻ rất quen còn những cái tên như cái cù nèo, cái nọc móc,… thì tình thiệt tôi không mấy tự tin khi chắc chắn rằng mình nhắc lại đã đúng với cái tên của nó – những danh từ đã lắm thân quen với những bậc tiền nhân chân lắm tay bùn không có sự hỗ trợ của bất kì động cơ máy móc. Để có được cơ ngơi ruộng đồng cả trăm công như sau này ngoại tôi đã phải trải qua một tuổi thơ, một tuổi trẻ mồ côi đầy cơ cực với trang vở bằng lá chuối tươi và viết thì từ những cọng lá dừa chuốt nhọn mà nên,… và dĩ nhiên hẳn còn phải có sự góp mặt của những giọt mồ hôi mặn mà đổ trên đất những ngày cày thuê, cấy mướn chăm lo cho cả đàn em chưa kịp lớn.
Rồi những năm tháng nhọc nhằn cũng cúi đầu đi qua trước ý chí và sức lao động bền bỉ của con người, từ bàn tay trắng ngoại tôi có những cánh đồng cho riêng mình. Tôi thiết nghĩ, cây lúa và con người có mối quan hệ sao mà khăng khít, lúa nuôi sống con người trong những ngày khốn khó, con người không quản ngày đêm chăm bón cây lúa để một kia cây lúa không quên việc đền đáp giúp nhà nông ăn nên làm ra từ những mùa bội thu trĩu hạt. Phải chăng khi gieo những hạt giống xuống ruộng sâu thì người nông dân cũng đã gieo đồng thời những hạt mầm hi vọng để rồi ước mơ của họ chợt tươi tốt vươn lên như màu nõn nà xanh mát của mạ.
Nhưng nếu chỉ có lời kể của mẹ thì hẳn bức tranh về cánh đồng quê trong kí ức của tôi chỉ là những nét vẽ không màu mờ nhạt lắm. Trên cái phông nền trắng của tuổi thơ, đã đôi lần đôi bàn chân nhỏ bé của tôi đã từng chạm vào đất, thấy nhói nhói, đau đau bởi sự rồ rề thiếu bằng phảng trên bờ đất dẫn ra ruộng lúa của ông ngoại, cũng có lần đôi chân ấy không phân định được đâu là cỏ đâu là mạ cứ phấn kích chạy nhảy y như một con sáo giẫm hết một khoảnh mạ đã lên xanh. Không được lội bùn, bắt cá như con nít ở quê chứ đứng trên bờ tôi cũng hãnh diện phần nào thu vào tầm mắt màu vàng óng ánh của cả một dải vàng của lúa và khi về đến nhà rồi chắc chắn là phải khoe với tụi bạn trong chợ, chúng sẽ tròn xoe mắt ngồi nghe mà trong lòng đầy ganh tị.
Thế rồi, thời gian cũng chớm qua mau… ngoại tôi già nua theo năm tháng… Tôi thấy mắt mình cay cay khi ông không nhận ra chính tôi nữa … Ngày ông mất cánh đồng cạn khô và nứt nẻ dưới cái nắng tháng ba chói chan nhưng buồn bã… Lúa ngoài đồng nhiều lắm, cậu đã thu hoạch xong… chỉ còn trơ đó những gốc rạ cũng đã già chưa kịp đốt. Họ hàng đưa tiễn ngoại với tiếng trống kèn lẫn tiếng thút thít… Đám trẻ con lóc nhóc ùa chạy theo…trên cánh đồng khô nứt nhường lại bờ đất cao cho những người lớn buồn bã chia ly. Năm đó, tôi mới chỉ mới là học sinh lớp 7 rũ rượi bước theo trong lòng tan tác…và nhủ thầm ông vẫn ở đây… nằm gần lắm với cánh đồng.
Bây giờ, tôi đã 20 tuổi, thỉnh thoảng có dịp về quê thằng em Mập của tôi lại nằng nặc kéo tôi ra ruộng nhìn lúa, giở lấy nấm rơm mà cha nó chất trên những bờ đất, xem nó lùa vịt, giở lờ ở con mương dẫn ra ruộng. Cảnh vật yên bình quá đỗi, tôi thấy nhớ tôi của những ngày xa xăm đã lùi dần vào quá khứ. Bức tranh vẽ về cánh đồng quê tronng tiềm thức của tôi rồi đây sẽ không chỉ có những màu xanh, màu vàng của lúa, không chỉ có vị mặn mồ hôi của ngoại, mùi khói rạ thơm nồng là lạ… mà sẽ có tiếng cười giòn tan của đứa em nhỏ, tiếng đàn vịt đập cánh rộn vang, tiếng máy cày, máy gặt đập liên hợp hòa với những niềm vui háo hức…
Họ tên: Nguyễn Thúy Anh (sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
Địa chỉ: 37, KV 1, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.