BÂNG KHUÂNG NHỚ KHÓI ĐỐT ĐỒNG - LÝ THỊ MINH CHÂU (Lượt xem: 544)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Tôi lớn lên từ ruộng đồng, từ đầu trần chân đất. Câu đồng dao đưa tôi vào miền mơ ước với những trò chơi dân dã quê mùa. Ở đó tôi học được bạn bè vô vàn cái hay, cái lạ mà chỉ có ruộng đồng quê kiểng mới đúc kết được qua khó khăn, tần tảo của ông cha.

Bâng khuâng nhớ khói đốt đồng
(Nguyên bản của tác giả)
Tuổi thơ ai cũng một thời. Cho dù không yêu thì cũng hoài nhớ cả khi hạnh phúc, đau khổ, buồn vui. Nó làm cho ta bồi hồi xúc động mỗi khi nhắc đến. Nó là viên gạch đầu tiên của chặng đời chúng ta đi. Ôi tuổi thơ, bình dị mà sâu lắng, tầm thường mà thiêng liêng để những khi sống lại với quá khứ người ta luôn có cái để tự hào.
Tôi lớn lên từ ruộng đồng, từ đầu trần chân đất. Câu đồng dao đưa tôi vào miền mơ ước với những trò chơi dân dã quê mùa. Ở đó tôi học được bạn bè vô vàn cái hay, cái lạ mà chỉ có ruộng đồng quê kiểng mới đúc kết được qua khó khăn, tần tảo của ông cha.
Ngày đó đất đai còn khô cằn lắm, năm hai mùa chỉ cấy được vụ mưa nên sân chơi của chúng tôi luôn là những thửa ruộng nứt nẻ với bạt ngàn nắng nôi, bụi bẩn. Nhà chòi là trò chơi mà chúng tôi yêu thích nhất bởi nó che được nắng mưa, che được tuổi thơ vốn rất yếu đuối trước cảm mạo, thương hàn. Kiếm vài khúc tre khô dựng thành nhà rồi lợp lá chuối lên là đã có cái tổ ấm để bày cả tuổi thơ ra bán mua, ra chơi đồ hàng. Tiền là lá, cơm cháo là đất cát, canh rau là cỏ dại…Ấy thế mà bọn con gái vui vẻ buôn bán hết cả thời thơ ấu của mình. Còn con trai thì không thế. Hết “ rồng rắn lên mây, chọi dế, đánh sỏi ”…thì phải có cái gì để cho cái bụng đỡ phải cồn cào. Có thực mới vực được đạo mà. Bèn chia nhau đi kiếm củi, đào khoai, hái lá chuối. Khi đã gặp khoai, khoai gì cũng được từ khoai lang, khoai mì, khoai môn, khoai tím, khoai nọc…mà vắng chủ thì phải tiến công ngay. Càng chớp nhoáng càng tốt. Để nuôi dưỡng nguồn thu thì mỗi cây chỉ lấy một, hai củ thôi nên cây vẫn tươi tốt, không tiếng oán lời than, không rắc rối phiền hà.
Khoai đem về rửa sạch đất cát. Đào xuống đất một lỗ khá nông, áng chừng chứa hết số khoai đó, lấy lá chuối lót kín các mặt rồi xếp khoai vào. Muốn khoai nhanh chín thì chỉ xếp hai, ba lớp thôi xong đậy lá chuối lại. Phủ lên đó một lớp đất mỏng rồi chất củi lên và đốt. Muốn đốt bao nhiêu thì đốt, lửa càng già càng thích mà chả sợ thủng nồi, cháy xoong.
Tiếp tục các trò chơi còn dang dở cho tới khi lũ con gái uể oải thở ngắn, thở dài do buôn bán ế ẩm cũng là lúc cái bụng không chịu hợp tác với các trò vui nữa rồi thì giở khoai ra cùng nhau đánh chén. Khoai luộc kiểu này hầu như bong hết cả vỏ, không vất vả lột, lại thơm ngọt đến nhức nhói thử hỏi ai mà không ham.
Lớp trẻ bây giờ chắc chắn không biết luộc khoai kiểu này, ngay cả làm diều, chơi ô ăn quan hay tạt lon, đánh sỏi hầu như xa lạ với chúng. Không cuốn hút chúng bằng máy tính, ipad, điện thoại, tivi…với những game online đầy tính bạo lực mà chẳng lợi ích gì cho sự phát triển của chúng.
Cuộc sống cuốn con người vào những toan tính, càng phát triển thì con người càng phải năng động, phải thay đổi để theo kịp thế thời. Tiện ích của văn minh hiện đại chắp cánh cho mọi thăng hoa cũng có cái mặt trái của nó, nhất là với lớp trẻ và các trò chơi ảo của nó. Khác thời tôi, các trò chơi thường mang yếu tố cộng đồng nên mối quan hệ ngày càng gắn kết, giúp cho nghĩa xóm tình làng ngày càng sâu đậm.
Dẫu là trò chơi dân gian nhưng người chơi luôn phải vận động, phải suy nghĩ nên ngoài yếu tố giải trí nó giúp người chơi phát triển tư duy, sáng tạo mà không cần những thiết bị đắt tiền. Không có khoảng cách giữa giàu và nghèo nên tình bạn mãi trong sáng, keo sơn. Đây mới là điều đáng để cho các bậc cha mẹ ngẫm suy.
Tuổi thơ ai cũng một thời. Với tôi là gian lao thiếu thốn. Đến cả những hòn sỏi để chơi ô, những que tre để bốc banh cũng phải cất, phải giữ dành. Giờ nghĩ lại bỗng thương mình, thương thời mình quá đỗi. Dẫu đã xếp vào ngăn ký ức nhưng sao vẫn hoài như mới, như chỉ hôm qua, hôm kia đó thôi.
Cuộc sống giờ đã hoàn toàn thay đổi, từ nếp ở, nếp ăn cho tới học hành. Không ai bắt ai nhưng muốn tồn tại và vươn lên thì ngoài nỗ lực của chính mình người ta luôn cần sự giúp đỡ của cộng đồng, của người thân. Một cây làm chẳng nên non mà. Câu ấy luôn đúng cho dù ai đó là lá ngọc cành vàng, là cậu ấm cô chiêu.
L.T.M.C
LÝ THỊ MINH CHÂU
1.C5 – Nguyễn Trung Trực – Phường 4 - TP. Đà Lạt – Lâm Đồng
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.