Nhắc nhớ về cuộc đua ghe Ngo trên sông Nhu Gia (Lượt xem: 1710)
>> TIN TỨC >> Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
Cập nhật: 13/11/2024Tại Sóc Trăng, từ lâu, đua ghe Ngo là môn thể thao sông nước được nhiều mong chờ đến xem vào dịp Lễ hội Oóc-om-bóc hàng năm. Và theo chiều dài lịch sử, đua ghe Ngo ở Sóc Trăng đã trở thành ngày Hội lớn mang tầm khu vực. Theo những nghiên cứu về ghe Ngo ở Sóc Trăng thì: tục đua ghe Ngo của người Khmer Sóc Trăng lần đầu tiên được tổ chức tại Vàm Dù Tho, ngày nay thuộc địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Lúc bấy giờ, nơi đây là ngã ba đường tiếp giáp nhau, giao thương sầm uất, thuận lợi cho các đội ghe Ngo của các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh tập trung về.
Các đôi ghe Ngo tập trung tại Khán đài chuẩn bị tranh tài tại Giải đua ghe Ngo năm 2023.
Khu vực sông Nhu Gia diễn ra hội đua ghe Ngo năm xưa.
Đến thời Pháp thuộc, cuộc đua dời về sông Nhu Gia, nay thuộc xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên. Mãi đến khoảng đầu thập niên 80, mới chính thức được dời về tổ chức tại sông Maspero, thành phố Sóc Trăng cho đến nay.
Theo Thầy Danh Mến (ảnh trên) - Giảng viên trường Bổ túc văn hóa Pali Nam bộ Sóc Trăng thì “từ các bậc tiền bối đã kể lại, sau năm 1975, Đảng và Nhà nước cũng quan tâm đối với văn hóa Khmer nói chung, trong đó, có Hội đua ghe Ngo. Lúc đó tổ chức đua trên sông Nhu Gia, vì sông Nhu Gia có địa thế thuận lợi để các đội Ghe trong và ngoài tỉnh tập hợp lại. Theo tôi biết, lúc bấy giờ, Lễ hội đua ghe Ngo trên sông Nhu Gia chính là Lễ hội lớn và náo nhiệt nhất của đồng bào Khmer, bởi vì lúc đó các hoạt động vui chơi không đa dạng như hiện nay. Chính vì thế, Lễ hội đua ghe Ngo là vui nhất, náo nhiệt nhất và tập trung được đông người nhất, trong đó có cả 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng tham gia hội đua khi ấy”.
Hòa thượng Lâm Sương (ảnh dưới) - Trụ trì chùa Om - Pu - Year, huyện Mỹ Xuyên, từng chứng kiến những cuộc đua sôi nổi trên dòng sông Nhu Gia. Trong ký ức của Hòa thượng về hội đua năm xưa, đó là ngày hội rộn ràng nhất trong năm của đồng bào Khmer. Vượt qua những khó khăn, vất vả của cuộc sống thuần nông, đồng bào luôn cố gắng bảo tồn và phát triển môn thể thao truyền thống của dân tộc.
Cũng theo Hòa thượng Lâm Sương, “năm tháng đó vất vả hơn bây giờ rất nhiều vì chỉ làm 1 mùa lúa nên phương tiện và cơ sở vật chất không được như ngày nay đâu. Trang phục của các đội đua, có gì mặc nấy chứ không có đồng phục như bây giờ; tập luyện cũng không có, các vận động viên chỉ bơi thử hôm nay là ngày mai lại đua. Ngày xưa, để tham gia Lễ hội, một số người phải đi bộ từ rất xa băng qua những cánh đồng. Một số phải bơi xuồng khó khăn lắm, mà qua tới đây rồi phải ngủ lại tại đây chứ không thể đi về ngay trong ngày được. Những người từ xa đến đều tá túc nhờ chùa Nhu Gia. Thời đó, không khí vui lắm. Những hoạt động đút Cốm Dẹp, thả Đèn Nước, nghi thức tạ ơn Thần Đất, Thần Nước cũng được tổ chức ngay tại đây”. Và dòng sông cạnh chùa Nhu Gia là địa điểm năm xưa tổ chức Hội đua ghe Ngo.
Trận chung kết Hội đua ghe Ngo năm 2023.
Ông Lâm Binh - Ban quản trị chùa Tum Núp, xã An Ninh, huyện Châu Thành là người đã từng tham gia Hội đua ghe Ngo trên dòng sông Nhu Gia lúc bấy giờ, kể lại: Tôi nhớ khoảng năm 1976 - 1977 thì đua ghe Ngo trên sông Nhu Gia. Năm đó, mình mới giải phóng còn khó khăn lắm, thời đó thường đi gom gạo mỗi người 2 đến 3 kg hùn lại để đi chơi, trang phục các đội Ghe cũng không có, chỉ có miếng vải nhỏ màu đỏ hoặc màu xanh để cột trên đầu nhận diện đội ghe, áo mặc phải tự mua để mặc đi bơi với nhau. Tôi nhớ năm đó, các ghe từ Kiên Giang và các tỉnh qua cũng nhiều lắm, vui lắm.
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trao giải cho các đội đạt thành tích cao.
Từ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương, Lễ hội đua ghe Ngo được dời về tổ chức trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng cho đến nay, và Lễ hội mang tầm khu vực đã minh chứng cho những giá trị văn hóa của môn thể thao truyền thống mang lại cho bà con người Khmer Sóc Trăng nói riêng, và nói chung cho cộng đồng 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị và quy mô tổ chức của Lễ hội./.
Thanh Hùng, Reng Xây, Văn Đại
TIN LIÊN QUAN
- Lễ hội Oóc-om-bóc 2024 - Du khách ấn...
- Ngôi vô địch 2 đội ghe Ngo Nam,...
- Ngày thi đấu thứ nhất Giải đua ghe...
- Sóc Trăng: Tưng bừng trình diễn thả Đèn...
- Tổng duyệt Chương trình khai mạc Lễ hội...
- Nhắc nhớ về cuộc đua ghe Ngo trên...
- Người Huấn luyện viên thổi Còi
- Quyết tâm của các đội ghe Ngo huyện...
- Hồi sinh chiếc Ghe huyền thoại
- Lãnhđạo UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn...
- Lung linh Đèn nước
- Các đội ghe Ngo của Mỹ Xuyên và...
- Các đội ghe Ngo huyện Châu Thành sẵn...
- Các đội ghe Ngo Sóc Trăng tập luyện...
- 4 đội ghe Ngo Vĩnh Châu mang quyết...
- Sôi nổi Giải đua ghe Ngo truyền thống...
- Ngã Năm chuẩn bị đến với Giải đua...
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về Lễ...
- Đẩy mạnh tuyên truyền Lễ hội Oóc-om-bóc -...
- Sóc Trăng: Các đội ghe Ngo tập luyện...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.