Mùa chim lá rụng - Nguyễn Hoàng Ân (Lượt xem: 6531)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Tôi đi bộ đội đến nhiều nơi, có lần hành quân từ Kinh long phụng qua lung ngọc hoàng để đến Hồ Đắc Kiện, Sóc Trăng. Trời tối, chống xuồng theo đường đặc lờ của dân bị lạt lối. Tắp vào mấy đấm sậy chờ sasmg. Vào đám sậy đã nghe tiếng rì rào. Chim lá rụng đậu dầy đặc trên sậy, xuồng đậu êm một lúc, chim lần đến chỗ trống quanh xuống như không có người. Tiếng gọi nhau nho nhỏ, quá nhiều con nên ồn ào. Đến mờ sang chúng bay đi ăn. Ở đây chóm sậy nhỏ to đều có chim lá rụng về ngủ từ các nơi gom lại đây. Tôi mới biết nơi đây là trung tâm của loài chim nầy. Ngày 2 buổi, sang sớm và chiều chim bay trên bầu trời như đám mây sắp mưa
![Mùa chim lá rụng - Nguyễn Hoàng Ân](../../UserFiles/AnhDaiDien/5-5b570-31359.jpg)
Mùa chim lá rụng
(Nguyên bản của tác giả)
Đến ngày Thanh minh, tôi về quê cũ tảo mộ ông bà. Trên mảnh vườn xưa nay không còn ai. Mỗi lần về quê gặp lại bạn cũ, câu chuyện mở đầu nhớ về mùa chim lá rụng đã in đậm vào tâm hồn tuổi thơ ngày nào.
Ngày ấy chỉ có một vụ lúa. Đến mùa thu hoạch, còn trơ gốc rạ là lúc mùa chim lá rụng bay về. Nhà bên có cô bé 9 – 10 tuổi, trạc tuổi tôi, rủ nhau ra lũy tre bên mé ruộng xem chim lá rụng thích lắm.
Sáng sớm khi sương tan, nhìn lên bầu trời, chim lá rụng bay về kín bầu trời, từng thấp sà xuống ruộng, cao một tí là ruộng kế bên, cao tích có lẽ đáp xa hơn. Chim tìm những hạt lúa rơi lại kêu liếu tiếu. Tiếng kêu nhỏ như gọi nhau. Không ồn ào. Con trống long vàng đậm, có viền đen từ mí mắt đến tận sau gáy. Con mái vàng lợt, đuôi ngắn. Bọn tôi ngồi xem đến trưa.
Bọn chim ăn no, bay lên các chòm tre đậu kín. Lúc này có lẽ bọn chim hỏi thăm nhau đùa giỡn hót vui tai. Đến xế chiều, chúng tìm lúa ăn rồi bay về đâu không biết. Hỏi người lớn được nghe chim ở tận xa lắm. Chỉ độ vậy thôi chưa đến nơi đó.
Mùa này còn vui cảnh thả diều. Bọn tôi làm con diều nhỏ thả lên trời. Thích nhứt buổi chiều tà, nằm ngửa ngoài đồng trên lớp cỏ chỉ êm như nhung. Nhìn chim lá rụng bay nhiều từng, nhiều lớp đen đặc không có chỗ trống. Tôi nằm xem mà mơ mộng, ước gì có đôi cánh bay đi khắp miền quê.
Chim lá rụng chỉ bằng chim dòng dọc, manh manh. Không ai bắt, chỉ có bọn tôi làm ná bắn được vài con chơi. Thấy nó hiền tồi tội, nên không bắt nữa.
Người lớn cũng làm diều nhưng lớn to, trên lưng có dây cung được căn miếng lá buôn. Diều lên cao gặp gió phát ra tiếng kêu, dây cung ngắn phát ra vài âm, dây cung càng dài, tiếng kêu nghe nhiều bật âm. Diều lớn dùng bằng dây chí, còn bọn nhỏ dùng dây gai. Ban ngày tiếng sáo diều nhỏ, nằm dưới rạ nhìn lên xem diều bay, bao quanh chim lá rụng. Nhiều con bay vòng lại cánh diều như xem tiếng sáo ở đâu. Diều lớn đến mưa mới cuốn vào. Ban đêm ngủ mơ màng nghe tiếng tí ti êm êm đi vào giấc ngủ thần tiên của tuổi thơ.
Lớn lên một tí, có lần theo cha về thăm quê nội Sa Đéc. Qua phà Cần Thơ, Mỹ Thuận. Cha mua mấy dọc chim ru ti nói là chim lá rụng, ngồi trên xe thổ mộ ăn thịt chim – nhìn lên trời cũng dày đặc chim bay. Thịt ngon nhưng tội cho lũ chim họ bắt ở đâu mà nhiều quá.
Tôi đi bộ đội đến nhiều nơi, có lần hành quân từ Kinh long phụng qua lung ngọc hoàng để đến Hồ Đắc Kiện, Sóc Trăng. Trời tối, chống xuồng theo đường đặc lờ của dân bị lạt lối. Tắp vào mấy đấm sậy chờ sasmg. Vào đám sậy đã nghe tiếng rì rào. Chim lá rụng đậu dầy đặc trên sậy, xuồng đậu êm một lúc, chim lần đến chỗ trống quanh xuống như không có người. Tiếng gọi nhau nho nhỏ, quá nhiều con nên ồn ào. Đến mờ sang chúng bay đi ăn. Ở đây chóm sậy nhỏ to đều có chim lá rụng về ngủ từ các nơi gom lại đây. Tôi mới biết nơi đây là trung tâm của loài chim nầy. Ngày 2 buổi, sang sớm và chiều chim bay trên bầu trời như đám mây sắp mưa.
Năm 1976, có dịp về thăm người bạn thân mới thấy kiểu bắt chim tận diệt. Lục tìm những đám sậy, đạp đường căn lưới theo hướng gió. Khi tới 7 – 9 giờ, có 2 người đi 2 bên kéo sợ dây có theo lục lạt. Chim nghe động từ cành nầy qua cành kế, cuối cùng vào lưới. Tất cả chim vào nằm gọn, không sót con nào. Mỗi mẻ lưới cho vào bao cột miệng, mấy chục bao họ chở đi các nơi bán tận phà Mỹ Thuận.
Vài năm sau, chim lá rụng còn ít. Lại bị sung hơi thể thao vào bắn hết sạch.
Có người còn nói loại chim này phá lúa phải diệt, nhưng hồi ấy lúa chưa gặt không thấy chim về, phải chờ ngoài đồng cò trơ góc rạ chim về tìm ăn.
Có lẽ bị tận diệt và không còn nơi ở nữa, không biết chim lá rụng về đâu. Mỗi khi ngồi nhớ lại ngày ấy, long tôi bồi hồi nhớ mùa chim lá rụng in đậm vào bọn tôi mãi.
Nguyễn Hoàng Ân: hội cựu chiến binh xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Khuôn viên UBND tỉnh Sóc Trăng làm điểm tham quan, giải trí trong dịp Tết
Du lịch vườn đón Tết
Thanh niên Vĩnh Châu vui Xuân không quên nhiệm vụ
Sóc Trăng thực hiện nhiều chính sách kêu gọi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, tặng quà Tết cho đội ngũ y, bác sĩ và công nhân trực đêm Giao thừa
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.