LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ - Kỳ 3 (Lượt xem: 2148)
>> TIN TỨC >> Pháp luật - Cải cách hành chính >> Pháp luật và cuộc sống
Cập nhật: 18/08/2016thst giới thiệu LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ - Kỳ 3
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật điều ước quốc tế.
Chương III
Điều 47. Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều ước quốc tế đó.
Điều 48. Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế được phép bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
2. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 49. Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
3. Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
4. Việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 50. Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu.
Điều 51. Rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định. Trình tự, thủ tục Quốc hội rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
4. Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
5. Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản.
6. Hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu bao gồm:
a) Tờ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, hậu quả pháp lý của việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
HIỆU LỰC, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 52. Hiệu lực của điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Điều 53. Áp dụng tạm thời điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế hoặc một phần của điều ước quốc tế có thể được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để điều ước quốc tế có hiệu lực theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế chấm dứt nếu bên Việt Nam thông báo cho bên ký kết nước ngoài hoặc bên ký kết nước ngoài thông báo cho bên Việt Nam về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác hoặc bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài có thỏa thuận khác.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế có quyền quyết định áp dụng tạm thời và chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế đó.
4. Hồ sơ trình về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế tương tự hồ sơ quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
Điều 54. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Việc ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại Chương II của Luật này.
3. Thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
b) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
4. Văn bản quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn; thời gian, địa điểm ký và thời điểm có hiệu lực;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thời gian gia hạn điều ước quốc tế;
c) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm c khoản 3 Điều này; trình Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này theo trình tự, thủ tục tương tự trình tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
6. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý;
c) Văn bản điều ước quốc tế;
d) Đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam.
Điều 55. Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
1. Việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
3. Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện; thời gian, địa điểm ký và thời hạn có hiệu lực;
b) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được thực hiện tương tự hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này.
Điều 56. Thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan các nội dung sau đây:
1. Thông báo về ngày có hiệu lực của điều ước quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông tin về việc điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Thông báo về ngày có hiệu lực của tuyên bố bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên;
3. Thông báo về ngày chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế, về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc chấm dứt áp dụng tạm thời, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực.
TIN LIÊN QUAN
- Bà Nguyễn Thúy Hằng tái đắc cử Chủ...
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Ngã Năm: Đại biểu HĐND 3 cấp tiếp...
- Sóc Trăng tổ chức Lễ Mít tinh...
- Lãnh đạo UBND tỉnh nghe báo cáo nội...
- Đại biểu HĐND 3 cấp tỉnh...
- Long Phú: Đại biểu HĐND 3 cấp tiếp...
- Sóc Trăng: Tiếp tục nghiên cứu, triển khai...
- Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc...
- Sóc Trăng: Đại biểu HĐND 3 cấp tiếp...
- Hướng dẫn cơ sở thực hiện thủ tục...
- Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) HĐND tỉnh...
- Thường trực HĐND tỉnh Sóc Trăng triển khai...
- Bà Hồ Ngọc Khánh Linh giữ chức Phó...
- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh...
- Thẩm tra các văn bản thuộc lĩnh vực...
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh Sóc Trăng thẩm...
- Thẩm tra Tờ trình thuộc lĩnh vực văn...
- Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng nghe báo...
- Huyện Châu Thành quyết tâm cải cách hành...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới
- Biến đổi khí hậu gây thiệt hại ngang khủng hoảng tài chính
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh tăng theo lương cơ sở
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.