KHI PHẢI LÌA XA RUỘNG VƯỜN - Lê Thị Hồng Hoa (Lượt xem: 3048)
>> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Cập nhật: 04/07/2017Ruộng vườn đối với người nông dân là lẽ sống là máu thịt, là khúc ruột. Thế mà từ khi ba tôi mất thì bao nhiêu ruộng vườn ba để lại cho đứa em, nó lần lượt bán hết, để rồi trở thành một người trắng tay phải đi làm thuê làm mướn trên chính đồng ruộng của mình.
Khi phải lìa xa ruộng vườn
(Nguyên bản của tác giả)
Lúc ba má tôi ra riêng, ông bà nội không cho gì cả, ba má tôi đã làm lụng cực lực mua được 20 công ruộng, ba má bàn nhau, chiết ra năm công lập vườn, còn 15 công để làm ruộng. Mười ngón tay ba bị hư móng, hai bàn chân ba nước ăn như cái rổ, ra đồng từ sáng sớm đến chiều tối mới về nhưng lòng vẫn vui khi vườn tược cây trái trĩu quả, còn đồng ruộng thì lúa trổ quằn bông, cánh cò bay lả bay la. Lúc ba sáu mươi tuổi mà còn ra ruộng phát cỏ, ra vườn tưới cây, mút từng gàu nước tưới mỗi góc cây cả trăm gàu. Những năm trời khô hạn, cây trái vẫn vươn mình đâm chồi nảy lộc không bị khô héo. Đến năm 90 tuổi, ba qua đời tất cả vườn ruộng nhà cửa đều giao lại cho đứa em, má tôi cũng về ở chung với nó. Thay vì nó tiếp tục chăm sóc, giữ gìn thì nó phá dần… phá dần… chỉ còn khoảnh đất nơi ngôi mộ ba và vỏn vẹn một nền nhà khoảng 100 mét vuông, mà cứ treo bảng đòi bán hoài.
Một bà mẹ già tuổi gần 90, tóc trắng phao phao hằng ngày chống gậy ra sau nhà thương tiếc những của cải đã mất. Mẹ nhìn đồng ruộng, 15 công lúa chín vàng mơ, trĩu bông, có cả ngôi mộ của đứa con gái mất hồi còn nhỏ, lúc ấy chiến tranh nên chôn vội vàng chưa kịp lấy cốt giờ ruộng đã bán về tay người khác, họ trang đất cào bằng, mộ đứa con thành ra siêu mồ lạc mả nơi đâu, làm sao đem hài cốt về. Hết nhìn đồng ruộng, bà nhìn khu vườn, năm công vườn dưới bàn tay chăm sóc của ba, nào mít ổi, xoài, mận, sầu riêng…đến mùa chín, chúng toả hương thơm ngào ngạt, mùi hương bay theo gió đưa xa… Rồi những cây lấy gỗ đứng sừng sững dưới nắng mưa, giờ ủ rủ buồn thương. Má lại nhìn sang ngôi mộ của ba nằm trơ vơ ven bìa vườn, không còn đường nào ra để viếng thăm, má chỉ biết đứng xa xa nhìn lau sậy mọc um tùm, má buồn, má than van, giọng run run muốn khóc:
- Mộ chồng thì đường đi chặn lối, không ra thăm được, mộ con thì mất dấu không biết đâu tìm, chỉ biết đưa tầm nhìn mà thấy xót xa…Hôm nay như vầy, còn ngày mai khi tôi nằm xuống chỗ đâu chôn cất, chắc con tôi sẽ đem xác tôi mà thiêu rồi đưa vô chùa hay rải xuống sông ! Tôi muốn nằm gần ba nó mà, muốn nằm bên cạnh ổng mà thôi…
Có ai hiểu được nỗi lòng của một người mẹ già nua mỗi ngày cứ chống gậy ra sau nhà nhìn ruộng, nhìn vườn thương tiếc xót xa, xưa kia là của mình giờ về tay người khác, cảnh còn đó mà trở nên xa lạ như chưa hề quen. Mẹ đau lắm, nỗi đau khó nói vì biết con quá nghèo nên phải bán hết ruộng vườn để trả nợ, biết con không lo làm ăn mà chỉ muốn phá sản, tiêu xài nhưng mẹ bất lực không ngăn cản được cũng không giúp gì được cho con nên đành nhìn cảnh ruộng vườn không cánh mà bay về tay người khác.
Thế rồi một hôm, căn nhà cùng 100 mét vuông đất còn lại tiếp tục từ giả gia đình về tay người khác. Cả nhà má và đứa em phải đến tá túc với tôi, tôi cho nó cất nhà trên đất của tôi, rồi đón má về nuôi, giờ nó không còn gì ngoài hai bàn tay trắng, phải trở lại làm thuê cho người mà nó đã bán đất. Hằng ngày nó cũng ra đồng ra vườn chăm sóc, nó vẫn làm những công việc của một nhà nông trên đất ruộng của nó xưa kia giờ là của chủ mới. Còn có cảnh trớ trêu nào bằng và còn có nỗi buồn nào hơn không? Ruộng vườn đối với người nông dân là lẽ sống là máu thịt, là khúc ruột nên khi mất đi thì đau lắm như ai cắt ruột, như ai lấy máu và cướp đi lẽ sống của mình. Đêm từng đêm nó nằm suy nghĩ, thấm thía những mất mát những đau thương khi người chủ mới có những lời xúc phạm không vừa lòng về việc nó làm công, nó trăn trở, nó ưu phiền, nó khóc rồi nó đến bên má xin lỗi :
- Má hãy tha thứ cho con vì lười lao động, lo ăn chơi không biết giữ gìn của cải của cha mẹ để lại nên giờ đây con phải chịu hậu quả này, từ nay con sẽ cố gắng làm lụng, sẽ chuộc lại phần đất mà con đã cầm cố cho người ta…
Mong rằng sau cơn mưa trời lại sáng, cho đứa em có cơ hội làm lại cuộc đời, chuộc lại lỗi lầm và chuộc lại phần ruộng vườn của cha mẹ đã khổ công xây dựng nên, cho người mẹ già không còn đau khổ, cho những cánh cò sẽ bay lả bay la trên chính đồng ruộng của mình…
Lê Thị Hồng Hoa
Tân Quới, Bình Tân, Vĩnh Long
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Biến đổi khí hậu gây thiệt hại ngang khủng hoảng tài chính
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh tăng theo lương cơ sở
- Ngôi vô địch 2 đội ghe Ngo Nam, Nữ tiếp tục thuộc về chùa Tum Núp, huyện Châu thành
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.