Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với tỉnh Sóc Trăng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Lượt xem: 3089)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Giáo dục - Khoa học & Công nghệ >> Giáo dục và Đào tạo

Cập nhật: 28/03/2023

Sáng nay (28/3), Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT). Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với tỉnh Sóc Trăng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT tại địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, Sóc Trăng có 80% trường đạt chuẩn Quốc gia, mạng lưới cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy - học và các hoạt động giáo dục; 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, 81% giáo viên đạt chuẩn, 100% cán bộ quản lý, giáo viên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn; đến thời điểm này đã hoàn thành 9 mô đun, là tiền đề để giáo viên hình thành thói quen dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Đối với cấp Tiểu học, số lượng giáo viên đáp ứng việc triển khai Chương trình GDPT 2018, kể cả đối với giáo viên dạy Tin học, Ngoại ngữ được triển khai bắt buộc đối với Lớp 3 từ năm học 2021 - 2022.

Tại buổi làm việc, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Chương trình GDPT 2018 phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng, phân hóa các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, do tỉnh còn nhiều khó khăn nên trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn gặp một số hạn chế khó khăn, hạn chế. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ “sớm ban hành chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; ban hành chính sách tuyển dụng đội ngũ nhà giáo nhằm khắc phục những bất cập trong thời gian qua để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục; ban hành chính sách bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động về công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục; chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương ban hành khung giá thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu để các địa phương làm cơ sở lập dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục...”.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

Qua buổi giám sát chuyên đề, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện Chương trình GDPT năm 2018 và triển khai, thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội. Tuy quá trình thực hiện tuy còn nhiều khó khăn nhưng đây là tất yếu khách quan của quá trình đổi mới, do đó đòi hỏi “tỉnh Sóc Trăng phải tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá mạng lưới giáo dục trên địa bàn; bố trí kinh phí để thực hiện tốt Chương trình GDPT năm 2018, thực hiện tốt các chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; lồng ghép, sử dụng hiệu quả các Đề án, Chương trình mục tiêu Quốc gia vào Chương trình GDPT năm 2018; huy động các nguồn lực hợp pháp từ xã hội để tạo thêm nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tốt hơn; rà soát, đánh giá kĩ hơn về thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới, có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên…”.

Ông Nguyễn Đắc Vinh (bìa trái ảnh) - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Tiếp thu các ý kiến của Đoàn gám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh báo cáo gửi về UBND tỉnh trước ngày 4/4 để trình Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; phối hợp các sở, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT trong thời gian tới./.

Thuý Liễu - Trọng Phước


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online