Cánh đồng ngày mưa lụt (Lượt xem: 2816)
>> TIN TỨC
>> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Hôm nay nghe bão về, Quảng Trị lại ngập chìm trong lụt lội, cả quê hương đang oằn mình chống đỡ từng đợt gió mạnh, hình ảnh những ngôi nhà ngập nóc, những tán cây to nghiêng ngả, đổ rạp, hình ảnh người dân đang gồng mình vượt lũ… sao tôi nghe trong lòng mình cả trời giông bão. Không biết tự lúc nào nước mắt tôi cứ tuôn dài trên khóe mắt. Thương lắm Quảng Trị ơi. Mong bão nhanh đi qua để dòng sông Thạch Hãn trở về với vẻ thơ mộng hiền hòa, để người dân quê tôi trở về với cuộc sống thường nhật, để cánh đồng lại trĩu hạt ngày mùa.

Cánh đồng quê hương
(Nguyên bản của tác giả)
Mảnh đất miền Trung nghèo khó đã nuôi tôi lớn khôn, tuổi thơ tôi gắn liền với con sông Thạch Hãn hiền hòa, êm ả… Nơi đây mùa hạ thì nắng cháy da người, mùa mưa thì nước ngập tràn lênh láng, lụt lội triền miên; vào mùa đông thì rét mướt, lạnh thấu da thấu thịt. Năm nào dải đất miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng phải oằn mình hứng chịu biết bao nỗi đau, mất mát từ thiên tai. Thương lắm Quảng Trị ơi!
Nhà tôi nằm ở vùng thấp trũng thuộc huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Dân làng bảo: “Tháng 7 nước chảy qua bờ” là mang theo nỗi sợ hãi của người dân khi mùa mưa bão về. Có được tận mắt chứng kiến cảnh xơ xác, tiêu điều và mất mát của làng quê sau những trận bão lụt, tôi mới hiểu hết vì sao người dân quê tôi lại có cái lo lắng thường trực ấy mỗi khi mùa bão lụt về. Tôi đã lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị, đi qua không biết bao nhiêu ngày mưa bão, nên vừa nhớ vừa yêu thương da diết nơi này.
Đáng nhớ nhất là trận lụt năm 1999, đó là năm được coi là lụt to nhất trong lịch sử của làng tôi, nước dâng lên nhanh chóng làm mọi người không kịp trở tay, nước ngập lên tới nóc nhà, nhiều ngôi nhà bị lũ cuốn trôi. Đợt đó làng tôi cũng mất mát nhiều, bao nhiêu gia súc gia cầm chết hết, hoa màu cũng bị hư hại, nhiều gia đình không còn nhà ở. Sau trận lụt, làng trở nên tiêu điều lắm. Hồi đó, nhà tôi chỉ là nhà tranh vách đất, qua một đêm nước ngập lên gần tới nóc nhà, đồ đạc trong nhà trôi nổi khắp nơi. Chính sự khắc nghiệt của mảnh đất này đã sinh ra những người con Quảng Trị thật thà, chân chất. Họ sống với nhau bằng cả tấm lòng, không tính toán, lợi dụng. Bất kể ai có việc gì cần sự giúp đỡ, mọi người đều chung tay giúp sức.
Ngày trước phương tiện loa đài thông báo bão lụt không hiện đại như bây giờ, người dân chủ yếu bằng kinh nghiệm của mình. Năm nào cũng vậy cứ vào độ tháng 8, tháng 9 là quê tôi đón vài cơn bão, kèm theo lụt lội. Dường như sống chung với bão lụt nên người dân quê tôi không thấy gì ngạc nhiên khi mùa mưa bão đến. Khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, to và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Nhìn ra ngoài đường không khí chuẩn bị bão lụt của người dân càng tất bật hơn khi thấy bóng dáng của mấy người đi lùa đàn trâu bò qua bên kia đập trấm vì bên ấy thường ít lụt. Mưa gió bập bùng, từng miếng áo mưa không đủ sức chống đỡ với gió mưa cứ lật tung, bóng người cứ xa dần. Rồi tiếng bắt lợn kêu eng éc của mấy nhà hàng xóm bên cạnh như dấu hiệu sẵn sàng chờ mưa bão về.
Tôi nhớ nhất là cảnh tượng gia đình tôi gặt lúa để chạy lụt. Do ảnh hưởng của mưa bão mà mấy ngày trước đó 5 sào lúa hè thu nhà tôi bị ngã đổ, ngập lênh láng nước. Nhìn thấy cảnh tượng đó mà đau cả ruột, bao nhiêu mồ hôi công sức bỏ ra mong đến ngày thu hoạch giờ mất trắng. Vì vậy ba tôi huy động cả nhà ra đồng gặt lúa, gặt ban ngày không kịp tranh thủ gặt đêm. Nhiều thửa ruộng có lúa chưa trổ bông bị ngập gần hết cây lúa. Còn những nơi lúa đang chín thì ba mẹ tôi lội trong nước cắt từng cây rồi đưa lên xuồng chở về mót được bao nhiêu hay bấy nhiêu theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm tranh thủ ngày nắng ráo để phơi thóc. Từng bông lúa xếp chồng lên nhau trĩu hạt. Đúng là không khí ngày mùa, làng quê ồn ã tiếng máy gặt, máy tuốt, tiếng xe bò thồ lúa về làng. Mỗi người một việc, thậm chí chẳng ai có đủ thời gian để trò chuyện cùng nhau.
gặt lúa bị ngập nước, nguồn Internet
Tôi cứ nhớ dáng hình ba mẹ dầm mưa dãi nắng lam lũ trên cánh đồng, khi hoàng hôn tím sẫm bầu trời mới về. Thân hình gầy gò bởi gánh nặng của cuộc sống đã làm ba mẹ già hơn trước tuổi. Nhìn sâu vào đôi mắt ấy tôi cảm nhận được nỗi vất vả mà ba mẹ phải trải qua. Nhưng ba mẹ luôn nở nụ cười thật hiền hậu vì nghĩ mình có vất vả nhưng đem lại cuộc sống ấm no cho chúng tôi đó là niềm hạnh phúc của ba mẹ rồi. Nhìn đôi tay mẹ thoăn thoắt gặt lúa, nhìn lưng ba khom lại để bó lúa và vác lên xe bò để chở lúa về giữa trời mưa như trút nước, gió bập bùng, người ba ướt sủng, mới biết để làm ra hạt cơm trắng chúng tôi ăn mỗi ngày, ba mẹ đã vì những đứa con mà hy sinh nhiều đến như thế nào. Giờ mới biết, là trẻ con sướng thật. Dù ba mẹ có bận bịu, vất vả nhường nào đi chăng nữa, thì chúng vẫn cứ hồn nhiên lêu lổng, nghịch ngợm, phá phách mà đâu cần mảy may để ý đến những thứ xung quanh.
Hôm nay nghe bão về, Quảng Trị lại ngập chìm trong lụt lội, cả quê hương đang oằn mình chống đỡ từng đợt gió mạnh, hình ảnh những ngôi nhà ngập nóc, những tán cây to nghiêng ngả, đổ rạp, hình ảnh người dân đang gồng mình vượt lũ… sao tôi nghe trong lòng mình cả trời giông bão. Không biết tự lúc nào nước mắt tôi cứ tuôn dài trên khóe mắt. Thương lắm Quảng Trị ơi. Mong bão nhanh đi qua để dòng sông Thạch Hãn trở về với vẻ thơ mộng hiền hòa, để người dân quê tôi trở về với cuộc sống thường nhật, để cánh đồng lại trĩu hạt ngày mùa.
Người viết: Lê Thị Thu Thanh
Địa chỉ : Đội 2 -Bích Khê - Triệu Long - Triệu Phong - Quảng Trị
Email: thuthanhbk1010@yahoo.com.vn
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Khuôn viên UBND tỉnh Sóc Trăng làm điểm tham quan, giải trí trong dịp Tết
Du lịch vườn đón Tết
Sóc Trăng thực hiện nhiều chính sách kêu gọi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Thanh niên Vĩnh Châu vui Xuân không quên nhiệm vụ
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, tặng quà Tết cho đội ngũ y, bác sĩ và công nhân trực đêm Giao thừa
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.