Trần Đề thu hoạch lúa Đông Xuân 2024 - 2025 (Lượt xem: 307)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn >> Khuyến Nông - Khuyến Ngư

Cập nhật: 11/02/2025

 Vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025, huyện Trần Đề xuống giống hơn 22.290 ha, đạt 100,43% so kế hoạch, với các giống chủ lực là nhóm ST, Đại Thơm 8, RVT và nhóm lúa OM. Đến nay, huyện đã thu hoạch trên 50% diện tích, dự kiến đến ngày 20/2 diện tích còn lại sẽ được thu hoạch dứt điểm. 

Trần Đề thu hoạch lúa Đông Xuân 2024 - 2025
 Lúa Đông Xuân ở Trần Đề đang thu hoạch.

Đầu vụ lúa Đông Xuân thời tiết diễn biến bất thường, xuất hiện các cơn mưa trái mùa đã làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa và lợi nhuận của nông dân. Ghi nhận tại các ruộng lúa thu hoạch năng suất đạt từ 6 - 6,3 tấn/ha (giảm 0,5 tấn/ha so cùng kỳ). Bên cạnh đó, so cùng kỳ, giá lúa cũng giảm từ 800 - 2.000 đ/kg tuỳ loại lúa. Anh Thạch Hưng ở xã Đại Ân 2, nói: Vụ này, tôi làm giống lúa Đài thơm. Năm nay, thời tiết không thuận lợi, giá vật tư tăng, giá lúa giảm. Vụ này của năm rồi, lúa bán được giá hơn 10.000 đồng/kg, còn vụ này bán chỉ được hơn 6.000 đồng/kg.

Tính đến nay, huyện đã thu hoạch trên 50% diện tích lúa Đông Xuân. Dự kiến đến ngày 20/2 sẽ thu hoạch dứt điểm diện tích còn lại. Bên cạnh đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, ngành Nông nghiệp huyện còn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không giống vụ lúa Đông Xuân muộn (lúa vụ 3). Ông Lâm Sươl ở xã Đại Ân 2, chia sẻ: Lúa vụ 3, tôi không dám làm, sợ nước mặn, rồi chi phí nặng lắm, làm không có lời.

Cánh đồng lúa Đông Xuân đang chín rộ.

Ngành Nông nghiệp đã có văn bản khuyến cáo bà con không xuống giống vụ 3 (vụ Đông Xuân muộn). Hiện nay, trên các tuyến kênh tại cống Cái Oanh, Cái xe, Cống Bà Xẫm có độ mặn dao động từ 1,5 - 2,5 ‰, do đó không thích hợp xuống giống vụ 3. Tuy nhiên chúng ta có thể kết hợp trồng các loại rau, màu trên bờ kênh để tăng thu nhập. Ngành Nông nghiệp cũng phối hợp UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không xuống giống lúa vụ 3 và có các giải pháp tích trữ nước để phục vụ tưới tiêu trong giai đoạn mặn xâm nhập, bà Phan Bạch Vân (ảnh dưới) - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Đề, cho biết.  

 

Trần Đề là huyện nằm trong vùng thủy lợi khép kín nếu mặn xâm nhập sẽ bị ảnh hưởng thường xuyên và thiếu nước ngọt cục bộ vào mùa khô. Hiện nay, huyện đã xây dựng kế hoạch ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập; ngành chuyên môn cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin độ mặn trên các sông, kênh, rạch để thông báo kịp thời để người dân chủ động phòng tránh, ứng phó và có kế hoạch trữ nước vào thời điểm độ mặn ở mức cho phép. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng để tích trữ nước ngọt phục vụ cho các vụ mùa tiếp theo./.

 Anh Tuấn, Văn Sông 


TIN CÙNG ĐỊA BÀN

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online