Sóc Trăng vào vụ sản xuất lúa Hè Thu (Lượt xem: 502)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn >> Khuyến Nông - Khuyến Ngư

Cập nhật: 01/04/2025

Tính đến nay, nông dân tỉnh Sóc Trăng đã thu hoạch được 80% diện tích lúa Đông Xuân. Hiện ở một số địa phương, nông dân đã và đang chuẩn bị để sản xuất vụ  Hè Thu 2025 và đã có hơn 2.000 ha/ 138.000 ha đã xuống giống theo kế hoạch. Lúa Hè Thu thường chịu ảnh hưởng bởi mưa, bão vào cuối vụ nên nông dân cần tuân thủ theo khuyến cáo của ngành chuyên môn để lúa đạt năng suất, chất lượng tốt nhất.

Sóc Trăng vào vụ sản xuất lúa Hè Thu
 Làm đất chuẩn bị cho vụ lúa Hè thu 2025.

Thị xã Ngã Ngăm là vùng trũng, sản xuất lúa 2 vụ/ năm nên thời gian xuống giống vụ Hè Thu thường sớm hơn các địa phương khác trong tỉnh (tháng 3 & 4 dương lịch) để hạn chế tối đa thiệt hại vào cuối vụ. Đến nay, Ngã Năm đã xuống giống đạt khoảng 4.000 ha/ 18.500 ha theo Kế hoạch. Ngay từ đầu vụ, ngành chuyên môn đã tuyên truyền, khuyến cáo nông dân về khâu làm đất, gieo sạ, chọn giống, quản lý dịch hại và chăm sóc lúa. Hiện nay, thị xã đạt khoảng 60% hệ thống Trạm bơm khép kín, giao cho các địa phương trực tiếp quản lý, vận hành điều tiết nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ lúa Hè Thu năm nay.

Nông dân gieo sạ lúa Hè Thu 2025 được gần 2.000ha.

Đối với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng “khuyến cáo bà con khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân cần cố gắng lấy rơm ra khỏi ruộng, đảm bảo thời gian cách ly là từ 15 đến 20 ngày để vệ sinh, chan bằng mặt ruộng, làm đất cho thật kĩ. Bà con cũng cần lưu ý đánh rãnh để thoát phèn, lót phân lân và phân hữu cơ để cải tạo đất với liều lượng khoảng 300 - 500 kg/ha. Nên sử dụng giống lúa cấp xác nhận với mật độ gieo sạ từ 80 - 100 kg/ ha. Sử dụng nấm Tricoderma để phân hủy rơm rạ, hạn chế ngộ độc hữu cơ. Thực hiện xuống giống tập trung theo từng khu vực để hạn chế bộc phát dịch hại. Sử dụng phân bón hữu cơ, tránh bón thừa phân đạm và tăng cường sử dụng phân kali để lúa cứng cây, tránh lúa đổ ngã về sau”, ông Lưu Tấn Hoà - Trường Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Ngã Năm, nói.

Xã Vĩnh Quới là địa bàn thuộc vùng trũng phèn của thị xã Ngã Năm, vào mùa khô (cao điểm tháng 3 đến 4 dương lịch) hằng năm, do nguồn nước từ Ngan Dừa (Bạc Liêu) chảy vào nên thường đối mặt với nguy cơ mặn xâm nhập. 

Theo đó, UBND thị xã Ngã Năm khuyến cáo nông dân tập trung xuống giống từ ngày 10/3 đến 17/4, bởi giai đoạn lúa 30 ngày tuổi, nông dân sẽ có thể tận dụng “nguồn nước trời” để nuôi cây lúa mà không cần phải lo ngại nước mặn. Đúc kết kinh nghiệm qua nhiều vụ sản xuất, chủ trương xuống giống sớm vụ lúa Hè Thu nhận được sự đồng thuận rất cao của nông dân nơi đây. Đến nay, nông dân xã Vĩnh Quới đã xuống giống được gần 700 ha với các giống lúa cứng cây. Ông Lê Chí Cường (ảnh trên) ở ấp Vĩnh Đồng, nói: Vụ Hè Thu này, nông dân ở đây thường sản xuất giống OM18, mật độ sạ từ 12 đến 15 kg/ công. Kết quả sản xuất hằng năm cho thấy, vụ này làm OM18 đạt hơn so với các giống ST nên năm nay bà con làm nhiều.

Nếu xuống giống trễ, phải đến tháng 8 nông dân mới thu hoạch vụ lúa Hè Thu. Đây là thời điểm mưa bão nhiều, lúa dễ đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Để giúp giảm rủi ro, việc bố trí lịch thời vụ xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2025 còn tùy vào đặc điểm của từng vùng trên địa bàn tỉnh sẽ khác nhau và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6.  

Nông dân cần chăm sóc lúa thật tốt để có mùa vụ bội thu.

Đối với các địa phương thuộc vùng trũng như: Ngã Năm, Mỹ Tú, Châu Thành, một phần của huyện Thạnh Trị thì cần xuống giống sớm vào đầu tháng 4 để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra vào thời điểm cuối vụ. Đối với vùng mặn như vùng Long Phú - Tiếp Nhựt thì cần làm đất sớm, rửa mặn thật kĩ để hạn chế thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Lưu ý cần xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy để hạn chế dịch hại có khả năng bộc phát vào cuối vụ. Áp dụng triệt để các giải pháp 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm, tưới ngập/khô xen kẽ. Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học để giúp cây lúa phát triển tốt, đảm bảo năng suất và giảm giá thành trong sản xuất, ông Trần Vĩnh Nghi - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, cho biết thêm.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh thường xuyên cập nhập thông tin thời tiết, thủy văn, chỉ đạo vận hành tốt các công trình thủy lợi, kịp thời đưa ra các thông báo, khuyến cáo về các loại dịch hại phát sinh trên trà lúa để giúp bà con chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, phấn đấu đạt diện tích gieo trồng như kế hoạch đã đề ra./.

 

Ngọc Thơ, Văn Đại

 


TIN CÙNG ĐỊA BÀN

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online