TRÊN ĐƯỜNG VỀ QUÊ NGOẠI - Nguyễn Thúy Hằng (Lượt xem: 3238)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"

Cập nhật: 04/07/2017

Cơn mưa tháng bảy như trút nước. Ngồi trước bàn máy may ở xưởng, tôi ngó ra cửa sổ. Những giọt mưa cứ thi nhau rớt xuống. Ở trong xưởng, tôi không nghe được tiếng mưa ào ào trên mái nhà. Ở trong xưởng, không có cái cà ràng ngoại tôi đang nấu cơm, không có mùi xả ớt ngoại khèo để xào ếch mà sao tôi cứ nghe cay cay sóng mũi.Hôm sau tôi bắt chuyến xe sớm nhất về quê.

 TRÊN ĐƯỜNG VỀ QUÊ NGOẠI - Nguyễn Thúy Hằng
Đường về quê Ngoại

 (Nguyên bản của tác giả)

  Nếu bạn có hỏi tôi, trên thế giới này nơi nào đẹp nhất? Tôi sẽ không ngần ngại mà đáp với bạn rằng: “Quê hương tôi là nơi đẹp nhất trong trái tim tôi.” Nơi ấy tôi được sinh ra, nơi ấy có con sông, có cánh đồng, có những trận mưa mùa theo anh hai đi thục cua càng kình. Nơi ấy là quê hương chứa đầy tuổi thơ tôi.

 Cơn mưa tháng bảy như trút nước. Ngồi trước bàn máy may ở xưởng, tôi ngó ra cửa sổ. Những giọt mưa cứ thi nhau rớt xuống. Ở trong xưởng, tôi không nghe được tiếng mưa ào ào trên mái nhà. Ở trong xưởng, không có cái cà ràng ngoại tôi đang nấu cơm, không có mùi xả ớt ngoại khèo để xào ếch mà sao tôi cứ nghe cay cay sóng mũi.Hôm sau tôi bắt chuyến xe sớm nhất về quê.

 Hồi trước, khi tôi còn ở nhà mỗi lần anh hai tôi đi đốt đồng, tôi lại lính quính đi theo để tủ mấy ụ rơm cho nó cháy đều đất. Tôi nghe anh hai nói làm như dậy cho mùa sau mần dụ không có cỏ.Nói dậy chứ mùa nào lúa đầy tháng là anh hai chị hai dặm lúa, còn tui thì ảnh chỉ bắt tui nhổ cỏ. Tui lèm bèm trong miệng: “Dậy mà nói tủ rơm đốt đều đất là sẽ không có cỏ, làm tui chạy bới rơm như gà bươi bụi chuối, chân cẳng đen ui, haizz… bây giờ lại còng lưng mò gốc cỏ.”

 Hễ mỗi lần đi đốt đồng dề là hai cái cẳng tui như ếch nướng mọi. Mà nhắc tới ếch, tui nhớ tới cái lần theo anh haiddi cấm câu ếch. Năm đó tui chùng mười hai tuổi, anh hai hơn tui ba tuổi, cha mẹ bị tai nạn giao thông mất năm tui bảy tuổi, hai anh em tui ở dứ ngoại. Mỗi ngày đi học dề là anh hai dắt tui đi nhấp ếch cậm câu, kiếm thêm đồ ăn đỡ đần cho bà ngoại. Xế xế tầm ba giờ chiều, anh hai lấy giỏ cần câu ra sạn sành lại coi có cây nào xúc nhợ hay không. Tôi tự biết nhiệm dụ của mình, chạy ra bờ liếp bắt đúng một trăm con ốc bu dàng. Mồi ốc, cần câu chuẩn bị xong. Anh hai quẩy giỏ cần câu, tui quẩy hủ mồi ốc. Cấm câu ếch thì phải cấm theo bờ đê để cho khỏi sót khi nhổ câu. Anh hai đưa tay nắm cái gốc rạ, một bề đất bung lên đập cái bẹp lên đê. Tui nhanh chống lấy chưng không chà chà lên mô đất nhỏ, nhanh chống mô đất trở nên láng cón. Anh hai móc cục mồi gắn dô lưỡi câu rồi cậm hơn phân nữa cây xuống đất, cấm sao mà để được cục mồi ra giữa ụ đất là đạt chuẩn. Tui dứ anh hai làm một trăm cần xong, trời cũng sụp tối. Tui chạy lúp xúp phía sau anh hai, hình như có ai đó phía sau, tui vội vàng quay lại nhìn, chỉ có mấy cái bóng cây đen lù lù phía xa. Tui quay lại chạy một nước đụng lưng anh hai. Dề nhà ngoại cho tụi tui ăn cá linh non luột chua cơm mẻ bỏ thêm mớ bông sung dứ mớ bông điêng điểng ngoại hái hồi chiều. Ăn no nê, tui leo lên võng, ngoại ngồi kế bên vá lại cái áo bà ba. Tui tinh nghịch chỉnh chỉnh cái la dô cũ của ngoại, ngoại dã nhẹ lên tay tui rồi chỉnh đúng đài cải lương. Một con bé mười hai tuổi nằm võng nghe cải lương, ngoài trời thì mưa rúc rắc, tui nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đang mơ thấy gở con ếch bự ra khỏi lưỡi câu thì anh hai lay tui dậy: “Đẹt! dậy lẹ đi thăm câu nè, trời mưa rúc rắc thể nào cũng dính ếch bà nghen mậy.” Tui phần khởi bật dậy cái rụp, nhanh chóng lấy cái áo mưa bằng ruột bao phân bón, ngoại đã khoét ba cái lỗ để thành cái áo mưa dã chiến. Anh hai đội cái đèn pin. Tui vội vàng hối thúc: “Lẹ lẹ đi hông thôi ếch bự xẩy hết bây giờ.” Tiếng mưa rớt trên nón lá bùm bụp, tự nhiên da gà tui nổi lên từng cục. Tui dứ anh hai đang thăm luống câu đầu tiên. Bất chợt nghe tiếng sột soạt phía sau, tui quay đầu lại dòm, thấy một cái bóng trăng trắng hình như đang chạy như bay dề phía tui. Tui lấy tay đập đập dô lưng anh hai: “Anh hai có…có cái bong…bóng…sau…sau…” Anh hai quay lại, cái đèn pin pha thẳng dô con mắt tui. Tui lảo đảo, té nằm dài xuống ruộng. “Anh hai ơi! Cứu…cứu dới…bong…bóng bắt día em…” tui run cầm cập răng đánh vào nhau. “Ma đâu mà ma, mở mắt ra coi con ếch chà bá nè!” anh hai nói. “Hông phải ngoại nói rồi thăm câu trúng là sẽ gặp bong…bóng …à…” tui léo nhéo, mặt mũi chèm nhem. Chợt có đôi bàn tay ấm áp quen thuộc xốc tui lên lưng. Ôi cái lưng ấm áp, bình yên, quen thuộc này, mặt tui đụng dô cái gì mềm mềm như búi tóc của ngoại. Thì ra ngoại biết tui đem thỏ đế sau lưng nên ngoại đi theo sau cho tui đỡ sợ.

  Nhìn vào cửa kính xe, tôi chợt thấy mắt mình ướt nhem từ bao giờ. Tôi hạ cửa kính xe xuống, mùi thơm của rơm mới sọc vào mũi, một mùi thơm của quê nhà. Tôi đứng trước ngôi nhà ngói xưa, trên vai mang ba lô nặng trĩu. Hình ảnh ngoại tôi lom khom nhổ cỏ trước sân luôn còn đó, trong tim tôi.

 

Nguyễn Thúy Hằng


TIN LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO
    Book365
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online