Sản xuất cây ăn trái có múi trên gốc ghép chịu mặn (Lượt xem: 34743)
>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
>> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
Ngoài thế mạnh về thủy sản và cây lúa thì cây ăn trái, đặc biệt là một số loại cây ăn trái đặc sản như: vú sữa, bưởi, nhãn,...đã trở thành sản phẩm tiềm năng, mang lại nguồn thu nhập tốt cho rất nhiều bà con Nông dân Sóc Trăng, với diện tích trồng phát triển lên đến gần 28.000 ha. Như hầu hết các loại cây trồng khác, việc chuyên canh các loại cây ăn trái thường chịu những rủi ro thiệt hại từ xâm nhập mặn. Trước tình hình này, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành sản xuất, trồng thử nghiệm giống cây ăn trái có múi trên gốc ghép chịu mặn, nhằm giúp bà con Nông dân phát triển vùng trồng bền vững, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Vườn chanh không hạt ứng dụng kỹ thuật gốc ghép chịu mặn.
Tại Sóc Trăng, đất đai ven Sông Hậu rất trù phú do phù sa bồi đắp hằng năm, là lợi thế để tỉnh phát triển ngành trồng cây ăn trái, với hơn 14.000 ha diện tích trồng cây ăn trái đặc sản. Tuy nhiên, các vùng trồng cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng cũng gặp trở ngại trong canh tác vào mùa nắng, đặc biệt là từ tháng 2 đến tháng 4 Dương lịch hằng năm; bị ảnh hưởng của tình trạng mặn xâm nhập, nặng nhất là các huyện Long Phú, Cù Lao Dung, Kế Sách.
Để phát triển bền vững ngành trồng cây ăn trái, đặc biệt là cây có múi thì việc sưu tập, chọn lọc những gốc ghép có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi, hạn, mặn, biến đổi khí hậu... được xem là giải pháp để ứng phó với tình hình khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Giống Chanh không hạt được phát triển từ các gốc ghép chịu hạn, mặn có tính thích nghi và cho năng suất cao.
Theo đó, từ năm 2017- 2020, Trung tâm Giống Nông Nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã nghiên cứu, sưu tập, thanh lọc khả năng chịu mặn và đã chọn được một số gốc ghép chống chịu với điều kiện bất lợi với môi trường. Kết quả đã chọn được các dòng/giống cây có múi gồm: bưởi Bòng, bưởi Bung, bưởi Đường… là những loại cây chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn NaCl 8‰ vào 56 ngày sau khi xử lý mặn trong điều kiện nhà lưới; có khả năng tiếp hợp tốt với các giống cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: cam Xoàn, quýt Đường, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, cam Sành. Trong khi đó, cây Quách được đánh giá có khả năng chống chịu mặn NaCl 6‰ sau 8 tuần xử lý mặn trong điều kiện nhà lưới; có khả năng tiếp hợp tốt với các giống cây ăn trái như: cam Xoàn, quýt Đường, cam Mật, cam Mật không hạt, cam Sành, chanh không hạt; có khả năng chịu hạn tốt và thích nghi với điều kiện vùng bán khô hạn, thiếu nước tưới vào mùa nắng, vùng đất cao. Kết quả đánh giá ngoài đồng ở các mô hình sản xuất cũng cho thấy các dòng/giống trên có khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu mặn tốt trong điều kiện thực tế.
Anh Phạm Minh Quân (ảnh), cán bộ kỹ thuật Trại thực nghiệm giống cây trồng, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Cây được trồng trong vườn ương từ 6- 8 tháng là có thể sử dụng làm gốc ghép. Trước khi ghép cần cắt ngọn gốc ghép còn tầm 40 cm tính từ mặt đất lên để dễ che chắn khi trời mưa. Bộ lá trên thân chính của gốc ghép phải xanh tốt; trên gốc ghép cần chọn vị trí không có nhánh hoặc không có mầm ngủ, tại vị trí đó sẽ tiến hành mở vết ghép có dạng hình lưỡi, dài khoảng 2 cm; trên cành của gốc ghép thì chọn vị trí có mầm ngủ để tạo mắc ghép tương tự như ở gốc ghép; đặt mắc ghép lên miệng gốc ghép sao cho khớp và dùng dây quấn sát lại, tránh để nước mưa rơi vào. Nắm được những kỹ thuật này thì việc ghép cành sẽ có tỷ lệ thành công cao”.
Xu thế canh tác thích ứng với hạn, mặn được ngành chuyên môn và các huyện ưu tiên là chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước tưới ở địa bàn có nguy cơ cao, vì vậy phát triền cây ăn trái có múi từ gốc ghép chịu mặn được xem là giải pháp hữu hiệu nhất trước diễn biến cực đoan của thời tiết, khí hậu. Trên cơ sở kết quả có được sau quá trình triển khai thực nghiệm tại Trung tâm Giống, ngành Nông nghiệp đã triển khai mô hình trồng thực nghiệm bưởi Da Xanh gốc ghép chịu mặn tại một số huyện thuộc “điểm nóng” về xâm nhập mặn, như mô hình tại hộ anh Nguyễn Văn Đổi ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, với diện tích là 5.000 m2. Quá trình canh tác trong mùa khô hạn vừa qua cho thấy, bưởi phát triển tốt, thích nghi được với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, khả năng chống chịu khô hạn khá tốt, chịu được nồng độ mặn ở mức thấp.
Anh Nguyễn Văn Đổi (ảnh), nói thêm: Trước đây, vườn dừa của gia đình tôi trồng đã hơn 10 năm nhưng khi bị mặn xâm nhập, khả năng cho trái không cao. Được sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp địa phương về cơ cấu lại cây trồng, tôi đã mạnh dạng chuyển hướng sang trồng bưởi. Quá trình canh tác cho thấy, loại cây này chịu mặn tốt, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng nước mặn như cây dừa trước đây.
Trong sản xuất, việc chọn giống tốt mang nhiều đặc tính có lợi sẻ mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu, việc tìm ra một giống phù hợp là rất quan trọng. Thời gian tới, Trung tâm Giống Nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu, sưu tập thêm các gốc ghép chịu mặn khác tương thích với các giống cây ăn trái có hiệu quả kinh tế, sao cho phù hợp với điều kiện hạn, mặn; đồng thời thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Sóc Trăng.
Thạc sĩ Hứa Thanh Xuân (ảnh), Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Trung tâm giống Nông nghiệp Sóc Trăng cho biết: Sắp tới, Trại giống cây trồng Kế Sách cũng như Trung tâm Giống Nông nghiệp Sóc Trăng sẽ tiến hành nhân giống để cung cấp cho bà con Nông dân trồng trên diện rộng.
Cây ăn trái có thể chống chịu thời gian khô hạn tốt hơn cây công nghiệp ngắn ngày hay cây lúa, nhưng sẽ bị giảm khả năng phát triển, nên tình trạng thất mùa là không tránh khỏi. Chính vì vậy, việc khai thác hiệu quả vai trò của gốc ghép đối với khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường, điển hình như hiện tượng hạn, mặn trên cây ăn trái được xem là giải pháp có tính khả thi, góp phần duy trì và phát triền bền vững vùng trồng cây ăn trái của tỉnh xứng tầm với tiềm năng và lợi thế sẵn có; đồng thời, cải thiện đáng kể thu nhập cho nhà vườn khi sản lượng và chất lượng cây trồng không còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động của xâm nhập mặn.
Bình Trọng - Ngọc Thơ
TIN LIÊN QUAN
-
Sóc Trăng xây dựng Dự án phát triển...
-
Sóc Trăng tập trung ứng phó các đợt...
-
Sóc Trăng khẩn trương xử lý dứt điểm...
-
Vụ lúa Đông Xuân: Khuyến cáo lịch thời...
-
Trung tâm thu mua - cung ứng nông...
-
Sóc Trăng chuẩn bị các điều kiện xuất...
-
Trần Đề phát động phong trào “Ngày Thứ...
-
Đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp...
-
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng làm...
-
Mỹ Xuyên khảo sát tình hình chăn nuôi...
-
Triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp...
-
Sóc Trăng quản lý, cấp mã số ao...
-
Sóc Trăng ưu tiên sản xuất lúa thơm...
-
Đến cuối tháng 8, cả nước đã giải...
-
28 tỉnh, thành ven biển thảo luận, đề...
-
Cần nâng cao nhận thức cộng đồng trong...
-
Nâng chất đàn bò - Nâng cao thu...
-
HĐND tỉnh Sóc Trăng giám sát việc thực...
-
Mô hình kinh tế mới - Trồng nấm Mối Đen
-
Toạ đàm "Phát huy vai trò cộng đồng...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
TP. Sóc Trăng chi trả tiền đền bù, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi hạng mục xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh (đợt 2)
UBND tỉnh Sóc Trăng nghe báo cáo tình hình khai thác Mỏ cát phục vụ xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Đoàn kiểm tra Đề án 06 tỉnh Sóc Trăng làm việc với Sở LĐ,TB&XH
Họp Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2020 - 2024
Hiệu quả từ Đề án số 10 của UBND tỉnh Sóc Trăng
Trailer Giải Bóng đá 7 người tranh cúp STV - Lần thứ II-202 (21-03-2023)
Thông báo Nội dung Kỳ họp thứ 12 (chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, Nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyện nhà Táo I Phát trên STV1 lúc 20h 23 Tết và 19h 30 Tết (09-01-2023)
Công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP. Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng đến năn 2035 tầm nhìn đến năm 2050
Công văn số 728-CV-TU về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.