Phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi mùa nắng nóng (Lượt xem: 1657)
>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
>> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
Trong nuôi tôm, phòng bệnh cho tôm là chính, vì khi đã phát hiện tôm bị bệnh thì mọi biện pháp điều trị dường như không mang lại hiệu quả cao. Từ đầu năm đến nay, tình trạng tôm bị thiệt hại ở Sóc Trăng đã xảy ra, dù diện tích thả nuôi chưa nhiều. Mặt khác thời tiết nắng nóng hiện nay, khả năng bùng phát dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm là rất cao.

Chuẩn bị ao nuôi tôm
Từ đầu vụ nuôi tôm 2017 đến nay, diện tích tôm thả nuôi ở Sóc Trăng còn thấp, người nuôi chủ yếu thả thăm dò đợi khi điều kiện thuận lợi mới tiến hành thả giống. Tính đến giữa tháng 4/2017, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 4.000 ha tôm, đạt 9% kế hoạch, trong đó có 677 ha tôm sú, 3.244 ha tôm thẻ. Diện tích bị thiệt hại chiếm 8,8% diện tích thả nuôi. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hơn 64% diện tích thiệt hại là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bất lợi, còn lại 21% do tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, 15% do bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, độ mặn trên các sông lên xuống bất thường do thiếu nguồn nước bổ sung tại các vùng ven biển. Trong nền thời tiết này, rất bất lợi để nuôi tôm, ngành chức năng khuyến cáo tại các khu vực chưa thả giống, giai đoạn này không thích hợp để thả nuôi, những hộ nuôi chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường ao nuôi thì không nên thả giống để hạn chế rủi ro. Ông Thạch Đươl - Tổ trưởng THT Hòa Phát ở phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Hiện tại cũng chưa thả đồng loạt, năm 2017 theo lịch thời vụ thả từ ngày 1/4 nhưng tôi chỉ thả thăm dò khoảng 2 ha. Vừa qua mưa nắng thất thường, độ mặn trên sông chỉ khoảng 6 phần ngàn nên chưa dám thả nhiều. So năm 2016 thì thời điểm này thả khoảng 50%, còn năm nay mới thả khoảng 20%”.
Quạt nước ao nuôi tôm
Kiểm tra ao nuôi và tôm nuôi
- Quản lý mực nước: Đối với những ao có mực nước thấp chất lượng nước sẽ biến động lớn theo nhiệt độ môi trường. Vì vậy, cần duy trì mực nước tối thiểu là 1,4 - 1,6m. Ngoài ra tăng cường quạt nước trong sẽ giúp xáo trộn nước tránh hiện tượng phân tầng trong ao (do thay đổi về nhiệt độ).
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu khí độc nhất là các ao nuôi thẻ trên 1 tháng tuổi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Mô hình nuôi tôm lúa: mực nước trên trảng phải trên 0,8m hạn chế nhiệt độ ao tăng quá cao khi nắng nóng dẫn đến tôm nuôi bị sốc.
- Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao do đó người nuôi phải bố trí ao lắng để chủ động trong việc xử lý và cấp nước cho ao nuôi.
Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cho biết: “Năm nay tập trung vào 2 loại bệnh trên tôm đó là đốm trắng và hoại tử gan tụy, do đó chúng tôi thực hiện các chương trình giám sát, ví dụ như giám sát ở các tuyến kênh đầu nguồn, lấy những con tôm tép tự nhiên định kỳ theo con nước để giám sát bệnh hoại tử cấp, đốm trắng, đầu vàng…. Từ đầu năm đến nay, qua giám sát có thời điểm lên tới 70% con tôm tép tự nhiên có bệnh, do đó người nuôi tôm hết sức thận trọng khi lấy nước vào ao nuôi tôm. Sau khi quan trắc, chúng tôi đưa thông tin lên hệ thống loa truyền thanh cấp xã, để bà con theo dõi kết quả quan trắc mà lấy nước vào ao nuôi cho tốt. Ngoài ra chúng tôi còn định kỳ giám sát trên tôm giống để xét nghiệm 6 bệnh nguy hiểm trong danh mục do Bộ ban hành”.
Thạc sĩ Trần Tuấn Phong, Phó Phòng Quản lý dịch bệnh – Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo: “Để phòng tránh bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thì khi thả nuôi, bà con nên chọn mật độ nuôi cho phù hợp ao của mình, Công trình ao nuôi phải hoàn chỉnh, có ao chứa nước để chủ động cấp nước vào. Khi thả giống, bà con chọn mẫu đi xét nghiệm, nhất là bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp, chứ không tin tưởng, giao khoán cho chủ cơ sở bán tôm giống như một số bà con làm hiện nay. Bà con nên tự lấy mẫu xét nghiệm và mua tôm giống ở cơ sở có uy tín. Trong quá trình nuôi, nên lấy mẫu nước hoặc đất để xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Vibrio trong môi trường, nếu tăng cao thì phải xử lý kịp thời; tạo hệ vi sinh có lợi trong môi trường ao nuôi. Đối với ao bị thiệt hại cần xử lý thật kỹ trước khi xả ra môi trường, tránh để dịch bệnh lây lan ra môi trường bên ngoài”.
Cách kiểm tra vi khuẩn trong ao nuôi
Ngoài ra, ngành chức năng khuyến cáo đối với các vùng nuôi đang có dịch bệnh, diện tích thiệt hại tăng nhanh thì nên ngưng thả giống, đợi khi điều kiện môi trường, dịch bệnh ổn định sẽ tiếp tục thả nuôi. Nên thả kết hợp cá rô phi trong ao lắng để xử lý môi trường. Khi dịch bệnh xảy ra, cần sử dụng thuốc sát trùng với nồng độ cao diệt virus và sinh vật mang mầm bệnh trước khi xả ra môi trường bên ngoài để ngăn dịch bệnh lây lan trên diện rộng./.
Ngọc Khuê
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP. Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng đến năn 2035 tầm nhìn đến năm 2050
Công văn số 728-CV-TU về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
Công văn số1393: Về việc Khẩn trương triển khai các công tác nhằm chủ động ứng phó với Cơn bão số 1
Thông báo Nội dung Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, Nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2022 - 2027
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.