Người tiêu dùng cần hiểu biết để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. (Lượt xem: 767)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Doanh nghiệp - Người tiêu dùng

Cập nhật: 29/03/2018

Thời gian qua, các ngành, các cấp đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên điều quan trọng chính là người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức và mạnh dạn phản ánh để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Người tiêu dùng cần hiểu biết để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Người tiêu dùng lựa chọn nơi mua bán uy tín mua hàng.

       Để tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm gần đây, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chính sách liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam vào tháng 3 hằng năm. Các ngành liên quan còn thường xuyên tổ chức các lớp triển khai về Tiêu chuẩn hàng hóa, chống gian lận thương mại, phổ biến pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng dẫn các khiếu nại; thông tin về các quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng .... nhằm nâng cao nhận thức, góp phần lập lại trật tự, công bằng trong kinh doanh. Chị Trần Thị Mỹ Khanh, tiểu thương chợ trung tâm TP Sóc Trăng cho biết: “Để giữ uy tín và được khách hàng tin tưởng, các mặt hàng ở đây đều có niêm yết giá và giải thích rõ ràng khi người mua thắc mắc về giá bán, chất lượng hàng hóa”.

Người tiêu dùng lựa chọn hàng rau, củ nơi quầy bán có uy tín

Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, nhận thức của người tiêu dùng đã được nâng lên, có sự cân nhắc chọn lựa hàng hóa có xuất xứ, nguồn gốc, giá cả rõ ràng, hạn  minh sử dụng… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là dù đã có nhận thức đúng, nhưng người tiêu dùng vẫn không tránh khỏi bị mua phải hàng kém chất lượng, do tình trạng trộn lẫn hàng thật, hàng giả khó phân biệt, khâu kiểm định hàng hóa chưa chặt chẽ và do nhiều người vì ham rẻ, nhiều quầy sạp nắm bắt tâm lý người tiêu dùng thường e ngại hàng Trung Quốc, nhưng lại muốn mua hàng với giá rẻ, chủ yếu là các loại trái cây, nên chủ hàng cứ quảng cáo tất cả là hàng Việt Nam, chỉ có tinh ý và biết cách phân biệt thì người tiêu dùng mới tránh được nhầm lẫn, cũng có khi mua về rồi, sử dùng thấy chất lượng không tốt thì mới biết bị lừa nhưng cũng đành cho qua hoặc cho dù có bức xúc thì cũng không biết kiến nghị, phản ánh với ai, ở đâu.... Ông Lê Quý Hùng, tiểu thương chợ trung tâm TP Sóc Trăng cho biết: “Các mặt hàng tôi bán đều có nhãn mác đầy đủ, khách hàng đến mua chỉ cần nhìn vào là biết hãng sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Còn các mặt hàng rau củ, trái cây thì người tiêu dùng khó lựa chọn vì không rõ nguồn gốc xuất xứ, thời gian sử dụng…thường thì bà con chỉ chọn những hàng còn tươi xanh. Do đó, các nhà quản lý nên kiểm tra chất lượng trước khi cho đưa ra thị trường”.

Tại chợ Trung tâm thành phố, việc buôn bán rất nhộn nhịp, phong phú, đa dạng nhiều mặt hàng, tuy nhiên bên cạnh những mặt hàng có chất lượng, được kiểm định kiểm duyệt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thì tình trạng bán hàng tự phát, trôi nổi cũng bày bán ngay trên lòng lề đường, vừa làm mất mỹ quang, trật tự giao thông, mà về chất lượng, định lượng, giá cả cũng không đảm bảo. Ông Thái Văn Tưởng, Trưởng BQL chợ Trung tâm cho biết: “Về quyền lợi của người tiêu dùng, BQL chợ luôn quan tâm và thường xuyên có thông tin, tuyên truyền cho bà con biết để lựa chọn những hàng hóa đảm bảo chất lượng. BQL thường xuyên kiểm tra hàng hóa, nhắc nhở các tiểu thương tuân thủ việc nhập hàng và bán những hàng hóa đã qua kiểm định, có nhãn mác đầy đủ, cân đếm phải đầy đủ, bán đúng hàng, đúng giá… Khi có người tiêu dùng phản ảnh về hàng hóa kém chất lượng, cân đếm không đủ thì BQL chợ sẽ đến tận hộ kinh doanh can thiệp và có giải pháp ngăn ngừa những hành vi gian lận thương mại”.

Lực lượng quản lý chợ luôn kịp thời kiểm tra để tránh tình trạng gian lận trong thương mại

Trên thực tế, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bất cập, chưa sâu rộng, đa số người tiêu dùng chưa biết đến các quyền cơ bản để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Bên cạnh nâng cao nhận thức, kỹ năng tiêu dùng, chọn lựa sử dụng hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cảnh giác với hàng gian, hàng giả, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo không trung thực.... Thì hơn hết, người dân cần nắm cơ bản 8 quyền của người tiêu dùng để tự bảo vệ mình khi mua bán, giao dịch và góp phần nâng cao trách nhiệm của người kinh doanh./.

Phương Vy - Đài TT TP Sóc Trăng


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online