Lễ cầu an trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Khmer (Lượt xem: 3026)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng

Cập nhật: 24/07/2017

Trong kho tàng văn hóa dân gian của đồng bào Khmer thì đời sống tín ngưỡng thể hiện rất phong phú, trong đó có một nghi lễ vẫn lưu giữ đến ngày nay đó là lễ cầu an.

Lễ cầu an trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Khmer
Lễ cầu an trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Khmer

         Tín ngưỡng này là điểm tựa tinh thần của người Khmer Nam bộ nói chung, trong đó ở Sóc Trăng thì có thêm nhiều hoạt động vui chơi cùng với phần nghi lễ. Tuy không có quy mô lớn như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta hay Ooc om boc nhưng lễ cầu an là loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer vùng sông nước Cửu Long.

Lẽ cầu an là để tế các vị thần bảo vệ đất đai, mùa màng và làm lễ gọi hồn lúa cầu cho mùa màng bội thu, là dịp để người dân trong xóm ấp gặp gỡ, thăm hỏi sức khỏe, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, gây quỹ đóng góp cho nhà chùa hoặc xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng. Đây cũng là dịp vui chơi, giải trí trước khi vào mùa vụ sản xuất mới. Ông Sơn Kênh ở ấp Cần Giờ 2, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: Sau một năm lao động vất vả, sinh hoạt trong cuộc sống có những việc không tốt làm ô uế môi trường thiên nhiên, nên hằng năm, bà con Khmer tổ chức lễ cầu an nhằm lễ tế các vị thần, tạ ơn ơn thiên nhiên ban cho mùa màng bội thu. Lễ được tổ chức trên tinh thần đoàn kết bà con xóm giềng, thắt chặt tình làng nghĩa xóm cùng xây dựng gia đình phúc.

Đồng bào phật tử Khmer đi lễ hội cầu an và tham gia các nghi thức lễ cầu an

Trong những ngày diễn ra lễ cầu an, cùng với các nghi thức cúng theo phong tục, bà con còn tổ chức văn nghệ, rước đoàn Dù kê về diễn và tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa Khmer. Ngày nay, lễ cầu an của đồng bào Khmer đã giảm bớt những nghi thức rườm rà, tốn kém nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Ông Thạch Minh Hiền ở ấp Cần Giờ 1, xã Tham Đôn, cho biết: Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer được Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện, nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi thấy bà con tham gia rất đông và có ý thức tốt trong việc tổ chức chức lễ hội.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ cầu an không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer, thể hiện niềm tin của con người vào thiên nhiên, thể hiện tính cộng đồng cao là yếu tố liên kết, tập hợp cư dân. Qua thời gian cộng cư sinh sống, giao lưu văn hóa với người Kinh, người Hoa nên lễ cầu an có sự tham gia của toàn cộng đồng, là sự kết nối 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa lại với nhau. Đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể nên cần bảo tồn, tôn tạo và phát huy./.

Trọng Danh 


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online