Giá phân bón tăng cao, nông dân lo lắng (Lượt xem: 10389)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Tin địa phương

Cập nhật: 24/03/2021

Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng 3/2021, giá nhiều loại phân bón nhập khẩu tăng mạnh đến trên 30% đã khiến nhiều nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lo lắng, bởi điều này sẽ kéo theo chi phí giá thành sản xuất tăng mạnh. Đây là một “đòn nặng” với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL vốn đang khó khăn bởi hạn, mặn và dịch bệnh.

Giá phân bón tăng cao, nông dân lo lắng
 Giá phân bón tăng cao là một “đòn nặng” với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

   

Cơ sở sản xuất cây giống.

   Tại vùng cây giống, hoa cảnh chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong khi người nông dân đang phải vất vả chống chọi với hạn, mặn thì nay “khó chồng thêm khó” khi giá phân bón tăng cao. Đặc biệt là phân DAP nhập khẩu từ nước ngoài. Từ đây có thể dẫn tới các chi phí đầu vào khác cũng tăng theo. “Cây giống Hoa Kiểng sử dụng DAP rất nhiều, nhu cầu rất là lớn. Giá DAP tăng lên nên cũng gặp khó trong quá trình sản xuất, tiêu thụ, làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân”, ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch HĐQT HTX Tân Thiền, chợ Lách, Bến Tre, nói.

Vườn trồng cây Tiêu.

   Tại huyện Châu Thành, những vườn Bưởi vừa bước qua mùa thu hoạch trái nên nhu cầu sử dụng phân bón đang ở mức thấp. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 vài tuần nữa thôi, nhà vườn sẽ bắt đầu chăm sóc, rải phân, dưỡng cây. Nếu tình hình giá phân bón không được cải thiện, khả năng các vụ sản xuất tới sẽ không có lãi, thậm chí là thua lỗ.

    Phó Giáo sư Tiến sĩ Mai Thành Phụng (ảnh), chuyên gia Nông nghiệp, cho rằng: Gần đây thấy giá phân URE tăng từ 350.000đ/bao lên 450.000đ/bao; DAP tăng cao nhất từ 500.000đ/bao lên 700.000đ/bao, giờ là trên 800.000đ/bao. Đó là điều rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Năm 2021 giá phân bón tăng lên, có thể nói là 1/3 trở lên, giá tăng như vậy có thể nói rất là cao.

   Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam thì giá các loại phân bón nhập khẩu đã nhấp nhổm tăng từ cuối năm ngoái, và tăng mạnh vào đầu năm nay. Nguyên nhân là một số nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tăng gấp đôi, cộng với cước phí vận chuyển tăng, đẩy giá phân nhập khẩu tăng lên ít nhất 30%.

   “Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có chỉ đạo làm sao tránh tình trạng thiếu phân bón cục bộ, đặc biệt là DAP và URE. Đối với doanh nghiệp thương mại, chúng tôi có khuyến cáo là cần tăng cường tìm thêm nguồn cung, liên kết với doanh nghiệp sản xuất trong nước tìm nguồn hàng mới và thay thế sản phẩm đang khó khăn như DAP, URE bằng nguồn khác”, ông Phùng Hà (ảnh), Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho biết.

 

Bà con nông dân nên thay thế DAP, URE bằng nguồn khác trong trồng trọt.

    Trong tình hình giá phân bón nhập khẩu chưa có dấu hiệu ngừng tăng như hiện nay, thì nông dân càng cần phải thận trọng, tránh mua nhầm phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chủ động thay thế bằng các sản phẩm trong nước. Các doanh nghiệp phân bón trong nước cũng đang tăng cường sản xuất, ổn định nguồn cung đáp ứng nhu cầu mùa vụ sản xuất của nông dân ĐBSCL./.

 Nguồn TTX Việt Nam


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online