Bệnh sởi hiện là mối đe dọa sắp xảy ra trên toàn cầu (Lượt xem: 1185)
>> TIN TỨC
>> Tin thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết có gần 40 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một liều vaccine sởi vào năm 2021 do những rào cản trong đại dịch COVID-19. Hai tổ chức này nhận định, hiện bệnh sởi đang lan rộng ở nhiều khu vực và là mối đe dọa tiềm tàng trên khắp toàn cầu.

Vaccine phòng bệnh sởi.
Bệnh sởi rất dễ lây lan và hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vaccine. Tuy nhiên, bệnh sởi đòi hỏi tỷ lệ bao phủ vaccine là 95% để ngăn chặn sự bùng phát trong cộng đồng. Trong khi đó, WHO và CDC (Mỹ) thông báo chỉ khoảng 81% trẻ em đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng sởi, trong khi 71% đã tiêm mũi thứ 2, đánh dấu độ bao phủ vaccine phòng bệnh sởi toàn cầu thấp nhất kể từ năm 2008.
Tiến sĩ Rochelle P. Walensky - Giám đốc CDC cho rằng: Các đợt bùng phát dịch sởi cho thấy những điểm yếu trong các chương trình tiêm chủng, nhưng các quan chức y tế công cộng có thể sử dụng biện pháp ứng phó với dịch bệnh để xác định các cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh, hiểu nguyên nhân của tỷ lệ tiêm vaccine thấp và giúp đưa ra các giải pháp phù hợp với địa phương.
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã chứng kiến sự gia tăng các đợt bùng phát lớn kể từ đầu năm 2022, đặc biệt ở các vùng châu Phi cận Sahara. Tuần trước, Sở Y tế công cộng ở thành phố Columbus, bang Ohio (Mỹ) đã báo cáo một đợt bùng phát bệnh sởi với 24 trường hợp mắc bệnh. Tất cả những trường hợp đó đều ở trẻ chưa được tiêm ngừa. Theo Tiến sĩ Daniel Kuritzkes, trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Brigham and Women's cho hay: Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng trong giai đoạn từ 12-15 tháng tuổi và tiêm mũi nhắc lại lúc 4 - 6 tuổi. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chắc chắn rằng con mình đã được tiêm phòng sởi mũi nhắc lại.
Một ca bệnh sởi thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt, nhưng đặc trưng của căn bệnh này thường là hiện tượng phát ban. Thường ban bắt đầu lan ra từ mặt và cổ sau vài ngày. Theo WHO, vi rút có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong tối đa 3 giờ. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền vi rút trong vòng 4 ngày trước và sau khi phát ban.
Hiện chưa có thuốc kháng vi rút đặc hiệu để điều trị bệnh sởi./.
Nguồn TTX Việt Nam
TIN LIÊN QUAN
-
Số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc tăng...
-
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận hợp tác...
-
Tổ chức Y tế Thế giới: Hơn 1,65...
-
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế...
-
Trung Quốc sẵn sàng bình thường hóa hoạt...
-
Liên Hợp quốc kêu gọi đối thoại giải...
-
Tổng thống Mỹ kêu gọi cấm vũ khí...
-
Lợi ích ít ai biết khi nuôi Mèo
-
LHQ kêu gọi hành động để bảo vệ...
-
WHO hối thúc hành động khẩn sau các...
-
EU thông qua gói viện trợ quân sự...
-
Thành lập Hội hữu nghị Israel - Việt...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Chuyện nhà Táo I Phát trên STV1 lúc 20h 23 Tết và 19h 30 Tết (09-01-2023)
Công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP. Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng đến năn 2035 tầm nhìn đến năm 2050
Công văn số 728-CV-TU về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
Công văn số1393: Về việc Khẩn trương triển khai các công tác nhằm chủ động ứng phó với Cơn bão số 1
Thông báo Nội dung Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, Nhiệm kỳ 2021 - 2026
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.