Bí quyết "con tôm ôm cây lúa" thành công (Lượt xem: 6201)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Tin địa phương

Cập nhật: 27/12/2018

Đầu năm 2018, huyện Mỹ Xuyên được Phân viện Nghiên cứu thủy sản nam sông Hậu đầu tư dự án mô hình tôm sú - lúa sử dụng vi sinh. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình đang cho thấy nhiều triển vọng phát triển, giúp nông dân tăng nguồn lợi luận từ con tôm và cây lúa.

Bí quyết "con tôm ôm cây lúa" thành công
Mô hình tôm - lúa là loại hình sản xuất đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL.

    Dự án xây dựng mô hình luân canh 1 vụ tôm sú kết hợp với 1 vụ lúa ở ĐBSCL được Phân viện Nghiên cứu thủy sản nam sông Hậu bắt đầu triển khai từ năm 2016 tại các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang với tổng diện tích 80 ha. Điểm nổi bật của mô hình là trong quá trình nuôi tôm sú hay sản xuất lúa, bà con không sử dụng thuốc hóa học hay kháng sinh mà chỉ sử dụng 2 loại vi sinh hữu cơ chủ yếu là Hudavil - Hud 5 và EM1 để khẳng định mục tiêu nâng cao chất lượng tôm sạch, gạo sạch và phát triển mô hình mang tính bền vững. Anh Nguyễn Minh Đương, Phân viện Nghiên cứu thủy sản nam sông Hậu cho biết: "Việc sử dụng vi sinh này sẽ làm cho phần đất nơi đó được tơi xốp, rất có ích cho việc trồng lúa cũng như tiết kiệm được phần nào chi phí sản xuất cho bà con so với việc sử dụng chất kháng sinh hay hóa chất. Đồng thời, vi sinh này cũng có nhiệm vụ cải tạo môi trường, năng suất và chất lượng tôm-lúa theo đó cũng sẽ được nâng lên, không chỉ cho một vụ mùa trước mắt mà còn kéo dài cho cả quá trình về sau".

Tham quan mô hình tôm sú - lúa sử dụng vi sinh của nông dân Dương Văn Hoàng, huyện Mỹ Xuyên.

    Tại Sóc Trăng, Dự án được triển khai tại xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên với diện tích 20 ha gồm 17 hộ tham gia. Khi tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 100% tôm giống, lúa giống; 30% vật tư nông nghiệp; đồng thời, được tham gia nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn về kĩ thuật. Sau thời gian thực hiện đúng quy trình kĩ thuật được hướng dẫn, năng suất tôm-lúa đạt gần gấp đôi so với các vụ trước, mang đến cho bà con lợi nhuận khá cao.

Sử dụng vi sinh giúp tôm tăng trưởng, đạt năng suất cao trong vụ nuôi.

    Ông Dương Văn Hoàng, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, nói: "Hồi đó chưa có mô hình tôm - lúa sử dụng vi sinh thì lúa tôi làm 1 công có 500 kg, năm nay làm mô hình này lúa tôi 1 công được 700 kg. Tôm năm ngoái thì 1 ha được chừng 500 kg, năm nay 1 ha được 1 tấn 2. Mô hình này có men vi sinh tốt cho cả lúa và tôm. Năm nay tôi làm có 1 ha, năm tới sẽ mở rộng ra 2 - 3 ha thả tôm - lúa để nâng cao thu nhập gia đình".

Mô hình luân canh tôm - lúa giúp bà con nông dân huyện Mỹ Xuyên cải thiện cuộc sống.

   Bên cạnh mục đích tăng năng suất, chất lượng tôm - lúa thì dự án mô hình tôm sú - lúa còn hình thành trong bà con nông dân thói quen ghi chép nhật kí, không làm ô nhiễm môi trường, đề cao chất lượng sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ vùng đa dạng sinh học./.

Ngọc Thơ - Văn Dô

 


TIN CÙNG ĐỊA BÀN

QUẢNG CÁO
    Book365
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online